Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 15

Download miễn phí Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải đẩy
mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế 4
1.1 Lý luận chung về xuất khẩu 4
1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 6
Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 14
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 14
2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 23
Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 29
3.1 Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam 29
3.2 Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu gạo 32
3.3 Định hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 33
3.4 Một số giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam 33
Kết luận 40
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu còn yếu kém.
Mặt hàng gạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh gay gắt của các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… do hội nhập cũng như trong khối ASEAN vì họ có điều kiện khá tương đồng với ta.
Gạo của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan cao do các nước nhập khẩu đặt ra để bảo vệ sản phẩm gạo trong nước của họ như các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm…
Sự biến động của giá gạo trên thị trường thế giới gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ gạo của Việt Nam. Đó là sự lên xuống thất thường của giá gạo đã, đang, và sẽ diễn ra trong thời gian tới. Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới vừa qua đã cho chúng ta bài học sâu sắc về sự biến động của giá gạo. Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng vẫn chưa có vai trò chi phối, điều tiết giá gạo trên thị trường thế giới.
Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua
2.1.1 Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu
Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh ( bảng 2.1). Trước năm 1989, Việt Nam đã từng là nước thiếu lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập bình quân trên 1 triệu tấn lương thực. Đến nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
Năm
Khối lượng
Kim ngạch
(nghìn tấn)
(triệu USD)
1996
3.058
686,42
1997
3.681
891,34
1998
3.972
1.005,48
1999
4.555
1.008,96
2000
3.37
615,82
2001
3.528
544,11
2002
3.245
608,12
2003
3.82
734,00
2004
4
941,00
2005
5.2
1.394,00
2006
4.749
1.300,00
2007
4.38
1.450,00
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 1999 là năm Việt Nam có lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 4,5 triệu tấn, thu về 1.008,9 triệu USD, chủ yếu do lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm đáng kể, giảm gần 59% so với năm 1998 (4,66 triệu tấn).
Năm 2000, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại giảm khoảng 1,18 triệu tấn, còn 3,37 triệu tấn do nhu cầu gạo nhập khẩu trên thế giới giảm mạnh so với cung, giá gạo đã giảm mạnh. Xu hướng này tiếp tục giảm trong các năm 2001, 2002.
Năm 2001, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn hơn năm 2000 (hơn 158 ngàn tấn), nhưng giá trị kim ngạch lại thấp hơn năm 2000 là 71,1 triệu USD do giá gạo Việt Nam giảm 27 USD/tấn (từ 192 xuống còn 165 USD/tấn) so với năm 2000.
Từ giữa những năm 2003 cho đến nay, thị trựờng gạo trên thế giới biến động mạnh do cung gạo thế giới thiếu hụt và lượng gạo dự trữ giảm đột ngột đã đẩy giá lên cao. Năm 2004, xuất khẩu của cả nước đạt 4,0 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm 2003. Song, do giá xuất khẩu gạo bình quân năm 2004 đã tăng tới 22% (43,16USD/tấn) so với năm 2003, đạt 232,06 USD/tấn, nên kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2004 đã tăng 28,2% so với năm 2003, đạt 941 triệu USD. Năm 2005, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đã tăng gần 30% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2004, giá xuất khẩu tăng 14,4% so với năm 2004. Năm 2006, gạo xuất khẩu 4,8 triệu tấn, đạt 1,3 tỷ USD, so với 2005 giảm 9% về lượng nhưng giá lại tăng 2,6% nên kim ngạch chỉ giảm 6,7%.
Xét giai đoạn 1996-2007, cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đều tăng lên. Nhưng do giá xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây, nên tốc độ tăng bình quân của kim ngạch gạo xuất khẩu (6,5%) có mức tăng nhanh hơn mức tăng của sản lượng (4,5%). So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của họ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu. Chẳng hạn năm 2005, trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7.240 nghìn tấn so với 5.200 nghìn tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp những 1,61 lần (2.246 triệu USD so với 1.390 triệu USD).
Và ước tính năm 2008 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 4,5 triệu tấn với giá bán 340$/tấn thì kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD một con số kỷ lục trong xuất khẩu gạo của nước ta từ trước đến nay.
2.1.2 Chủng loại, giá cả và chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
Từ năm 2004 giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 2-5 USD/tấn. Giá gạo đã tăng tới 23% so với 2003.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức: 5% tấm là 235 USD/tấn, 25% tấm là 222 USD/tấn. Tuy nhiên, với mức giá này, giá chào gạo xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn của Thái Lan 32-38 USD/tấn cùng loại.
Năm 2005, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch, nhưng cho đến nay, trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hay nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Năm 2005 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đấu thầu tại Philippines và một số nước khác với nhiều hợp đồng có giá xuất khẩu cao, bình quân 279 USD/tấn, mở rộng thị trường mới sang Iran, gia tăng xuất khẩu sang châu Phi, Cu-ba.
Theo tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 11/2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị gần 1,3 tỷ USD, tăng 430 triệu USD so với năm 2004, vượt mức kỷ lục xuất khẩu 4,4 triệu tấn gạo và 1,037 tỷ USD năm 1999. Điều đáng lưu ý, trong đó tăng do giá tăng đến 168 triệu USD.
Xu hướng tiêu thụ gạo nhập khẩu từ Việt Nam chuyển biến rõ trong 2006, gạo cấp trung bình 15 % tấm chiếm mới 28 %, trong tháng 2 vừa qua, chủng loại gạo 15% chiếm đến 80%. Trong những ngày qua giá gạo 15% tấm Việt Nam lên tới 310 USD/tấn, tăng 64 % so với năm 2006... Năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007, loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Indonesia (900.225 tấn, trị giá 281 triệu USD): Cuba (407.460 tấn, trị giá 160 triệu USD); Malaixia (50.490 tấn, trị giá 15 triệu USD)….
Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippine với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD,giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm.
Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số nước châu Phi năm 2007 lại giảm khá mạnh như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camêrun, Kênya….
Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo cả nước đạt 328,4 ngàn tấn với trị giá trên 139 triệu USD, tăng 151% về lượng và tăng 170,3% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status