Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3
I. Vai trò - vị trí của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 3
1. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3
2. Vị trí của Công ty xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 5
II. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 6
1. Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu 6
2. Thu mua tạo nguồn hàng 9
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu 10
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 13
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 15
1. Nhóm nhân tố khách quan 15
2. Nhóm nhân tố chủ quan 18
IV. Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 19
1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 19
2. Phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK HÀ NỘI 25
I. Vài nét khái quát về Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội 25
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 26
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 29
1. Mặt hàng kinh doanh 29
2. Thị trường kinh doanh 30
3. Đặc điểm chung về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm qua 32
III. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 33
1. Thực hiện kim ngạch XNK 33
2. Ký kết và thực hiện hợp đồng 35
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của TOCONTAP 36
4. Nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 37
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty 38
1. Những khó khăn chung 38
2. Những khó khăn riêng 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA TOCONTAP 43
I. Đinh hướng phát triển kinh doanh của Công ty 43
1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 43
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 44
II. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK 46
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp 47
2. Lùa chọn loại hình kinh doanh thích hợp 47
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 47
4. Mở rộng thị trường và bạn hàng ổn định trong và ngoài nước 48
5. Cải thiện tình hình tài chính của Công ty 48
6. Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục thực hiện cổ phần hoá 48
7. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ 48
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 49
1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu 50
2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu 50
3. Về chính sách quản lý ngoại tệ 50
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu 51
5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 51
Kết luận
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

biện pháp này là tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu với những chi phí thấp, tạo điều kiện cho người xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường thế giới.
2.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến việc tổ chức nguồn hàng, cải tiến cơ cấu xuất khẩu:
Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực.
Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước.
Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài.
Để hinh thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có những mặt hàng xuất khẩu. Các biện pháp và chính sách ưu tiên có thể là thu hót vốn đầu tư trong và ngoài nước, các chính sách tài chính... cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- Đẩy mạnh gia công hàng xuất khẩu: về mặt hàng gia công: tập chung vào những mặt hàng công nghiệp nhẹ cũng như một số ngành lắp ráp hàng công nghiệp tiêu dùng.
Về lùa chọn khách hàng gia công: tập chung vào những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định.
Cần giải quyết một số khó khăn trong nước nhằm phục vụ cho gia công như:
+ Đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại cho các cơ sở gia công ổn đinh, lâu dài.
+ Khắc phục kiểu làm ăn tuỳ tiện của các bên gia công về quy cách, phẩm chất, về thời gian giao hàng...
- Tăng cường đầu tư cho xuất khẩu.
Trong một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, chúng ta không thể trông chờ vào khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng không thể chỉ dùa vào việc thu mua những sản phẩm thừa nhưng rất bấp bênh của nền sản xuất thô, phân tán, hay bằng lòng với năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có mà phải xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất mới để tạo nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, đầu tư vốn là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu. Nhưng đầu tư phải đi liền với coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.2.2. Nhóm các biện pháp tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu:
- Nhà nước đảm bảo tín dụng cho xuất khẩu: để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu trả chậm, hay dưới hình thức tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu tiên đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng chịu như vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng các bán chịu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu của nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Đây là hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
- Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu: nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay vốn với lãi suất ưu đãi để nước ngoài sử dụng số tiền đó mua hàng của nhà nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước vay. Nhà nước ta chưa có điều kiện để cho nước ngoài vay nhập khẩu. Tuy nhiên trong những năm tới nếu có điều kiện chính phủ không nên bỏ qua hình thức cấp tín dụng gắn với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ta.
Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn. Người ta xuất khẩu cần có một số vốn trước và sau khi giao hàng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ giành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi bán hàng theo cách bán chịu tiền xuất khẩu thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng. Nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Điều đó càng giảm được các chi phí xuất khẩu.
- Trợ cấp xuất khẩu: là ưu đãi tài chính mà nhà nước giành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Mục đích của sự trợ cấp xuất khẩu là tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu vẫn còn được sử dụng rộng rãi, nhất là trợ cấp cho những sản phẩm nông nghiệp.
- Chính sách tỷ giá hối đoái: một nước có thể có nhiều bạn hàng buôn bán. Cho nên đưa chỉ số giá cả nước ngoài vào tính toán tỷ giá hối đoái cần cân nhắc kỹ. Để có được hình ảnh hoàn chỉnh hơn về vị trí cạnh tranh của đất nước, có thể cần tính toán các tỷ giá hối đoái song phương đối với từng bạn hàng thương mại quan trọng nhất.
Kết quả chung của một tỷ giá hối đoái tính toán quá cao là nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm đi. Nền kinh tế phải giảm mức dự trữ ngoại hối xuống hay phải vay mượn nước ngoài để trang trải tài chính cho thiếu hụt thương mại tăng thêm. Đối với phần lớn các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển việc giảm mức dự trữ ngoại hối và vay mượn nước ngoài không thể chịu đựng được lâu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc phát triển nhanh xuất khẩu là ý chí và sự khéo léo của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá chính thức, thuế quan, và trợ cấp để duy trì tỷ giá thực tế kích thích xuất khẩu về lâu dài và ngăn ngõa tỷ giá nhập khẩu trượt lên cao so với tỷ giá xuất khẩu.
- Miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng nhập khẩu.
2.2.3. Biện pháp thể chế - tổ chức:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc áp dụng các biện pháp thâm nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài. Điều này thường được biểu hiện như sau:
- Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu.
- Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ các nhà xuất khẩu.
- Lập các cơ quan nhà nước ở nước ngoài nghiên cứu tại chỗ tình hình của nước sở tại.
- Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hợp tác kỹ thuật, vay nợ, viện trợ... trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu.
Chương II
Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội
I. Vài nét khái quát về công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội, tên giao dịch quốc tế là TOCONTAP, trụ sở tại 36 Bà Triệu - Hà nội, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status