Đề án Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập - pdf 15

Download miễn phí Đề án Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập



Mục lục
Lời nói đầu 3
Phần 1: Khái quát về hoạt động xuất khẩu và vị trí của ngành
thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 4
1. Khát quát về hoạt động xuất khẩu 4
1.1. Thực chất hoạt động xuất khẩu 4
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong xu thế hội nhập 5
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 7
2.Vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 8
2.1. Cung cấp những sản phẩm tiêu dùng cho dân cư và nguyên liệu cho
ngành khác 8
2.2. Đóng góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm,
ngư nghiệp 9
2.3. Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước 9
2.4. Phát triển ngành thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế đất nước 9
Phần 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt
Nam 11
1. Tình hình xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam 11
1.1. Tỷ lệ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 11
1.2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 13
1.3. Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu 17
2. Tác động của xu thế hội nhập tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 18
2.1. Những cơ hội 18
2.2. Những thách thức 21
3. Đánh giá chung 23
Phần 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản 28
1. Xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 28
2. Các giải pháp 29
3. Các kiến nghị 34
Tài liệu tham khảo 37
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường nhập khẩu thuỷ sản trước đây nay rớt xuống vị trí thứ hai. Về giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ thể hiện qua những con sè sau:
Bảng3: Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ những năm gần đây
Đơn vị: triệu USD
1995
1998
2000
2001
2002
2003
6 tháng/2004
14.6
80.2
307.23
489.0
673.7
775.2
273.07
Nguồn: Niên giám thương mại 2005
Năm 1995 mới là 14.6 triêu USD, đến năm 1998 tăng 549,32% so vơí năm 1995 trong năm 2001 tăng 3304.12% so với năm 1995, tiếp đến năm 2002 tăng 219.28% so với năm 2000, và đến năm 2003 tăng 252.32% so với năm 2000. Nh­ vậy trong gần mười năm qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, tuy chỉ có từ sáu tháng đầu năm 2004 lượng tiêu thụ đã giảm chủ yếu do sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đã giảm mạnh. Từ vụ việc nh­ tên gọi catfish, bán phá giá cá tra, cá ba sa, tới vụ kiện tôm mà các hội nghề nghiệp Mỹ đã kiện cáo là một rào cản phức tạp ban đầu với vịêc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ của Việt Nam. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nếu còn muốn phát triển ở thị trường này. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản qua Mỹ, là một con số lớn nhưng để duy trì và phát triển nó là điều không phải dễ.
- Thị trường EU
Là mét trong ba thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Đây là thị trường khó tính với nhòng yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng tỷ trọng hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào EU trong những năm qua không tăng và dao động ở mức 6,5%-10%, năm 2002 giảm xuống 3% (từ bảng 2) do ảnh hưởng của việc qui định quá mức về kiểm tra dư lượng kháng sinh và để giảm rủi ro nên các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên năm 2003 giá trị xuất khẩu EU tăng lên 153,2 triệu USD bằng 6% tổng kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Do các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng: HACCP. Xét đến năm 2003: thị trường chính gồm Bỉ (bằng 29,2% tổng giá trị xuất khẩu EU), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,6%),v.v… EU đã công nhận và cho phép 153 doanh nghiệp Việt Nam hội đủ điều kiện để xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Mặt khác, sản phẩm thuỷ sản của ta đang có ưu thế so với mặt hàng cùng loại của nước khác vì chúng ta ở trong danh sách GST. Tuy nhu cầu thị trường EU là tương đối ổn định, song tỷ trọng xuất khẩu của ta vào thị trường này là chưa cao, nhiều thị trường ta chưa tiếp cận được nh­: Ailen, Phần Lan, Lucxambua,.v.v…
- Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông
Là thị trường có tỷ trọng đáng kể và còn nhiều tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu thuỷ sản rất lớn, yêu cầu đa dạng về chủng loại, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như một số thị trường khác. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho hàng thuỷ sản của Việt Nam đi nhanh vào thị trường này do Việt Nam được hưởng thuế suất như thành viên WTO. Đây là cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhá tiếp cận. Song giá cả ở thị trường này thấp, lại chịu thuế suất cao(có mặt hàng chịu thuế tới 43%), nên tỷ trọng xuất tăng nhanh song chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1998 tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất vào thị trường này chiếm 11%, năm 2002 tăng lên 15%, song năm 2003 lại giảm xuống 7% do nạn dịch SARS hoành hành. Với các số liệu sau:
Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc những năm gần đây
Năm
Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
% trong kim ngạch
1998
90
10.56
1999
100
11.01
2000
290
13.3
2001
300
15.23
2002
332.8
16.21
2003
170.5
7
- Thị trường khác
Các nước Châu Á còn lại đã được quan tâm hơn với tỷ trong tăng lên đáng kể từ 12,5% năm 1998 lên 17,9 % năm 2002. Trong đó có một số thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan liên tục tăng trưởng. Nhưng ở một số thị trường nh­ Indonesia, Phillipins và cả Bắc Phi, khối lượng còng nh­ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta tăng trưởng tương đối thấp, các mặt hàng không đa dạng.
Song nhìn chung, cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi lớn theo xu hướng cân đối về thị trường, không quá lệ thuộc vào thị trường chính Nhật Bản, giảm hẳn tỷ lệ trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trong các thị trường lớn thể hiện: tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản giảm, một số thị trường như EU, Trung Quốc-Hồng Kông và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí của mình.
1.3. Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu
Cùng với quá trình đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong xuất khẩu thuỷ sản, giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 1997, giá tôm và cá đông lạnh xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ là 5,93 USD/kg và 2,53 USD/kg, thì đến năm 1999 là USD/kg và 2,9USD/kg. Mặc dù, trong năm 2001-2003, giá tôm quốc tế rớt mạnh nhưng giá tôm Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao: năm 2001 là 8,9 USD/kg và 3.0 USD/kg, của năm 2003 là 8,48 USD/kg và 3,07 USD/kg. Trong sáu tháng đầu năm 2004 giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm đi khoảng 10% do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ. Tuy nhiên do tôm nhập khẩu chiếm tới 80% nhu cầu tôm ở Mỹ, nên dù Mỹ có tăng tỷ lệ nhập khẩu của các nước không bị kiện (các nước bị kiện là các nước xuất khẩu tôm lớn như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ên Độ, Brazin,v.v), các doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục nhập khẩu tôm từ các nước bị kiện, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng lên. Trên thực tế giá tôm xuất khẩu cuối năm 2004 đã tăng lên mạnh so với đầu năm.
Mặc dù, giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt trong những năm vừa qua, nhưng nếu so với giá của các đối thủ cạnh tranh thì giá xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vẫn còn thấp hơn. Chẳng hạn, tại thị trường Nhật Bản, hiện nay giá tôm xuất khẩu của Việt Nam là 833 Yên/kg, trong khi giá tôm của Thái Lan và Indonesia là 944-950 Yên/kg, vậy giá tôm của Việt Nam thấp hơn các nước trên 10%. Mét trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thủy sản của Việt Nam hiện chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và chủ yếu được tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong khi các nước xuất khẩu thuỷ sản trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, là các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam, lại quảng bá được thương hiệu của mình. Thêm vào đó sau phán quyết của DOC biểu thuế áp dụng cho tôm của Thái Lan, Ên Độ, Brazin, Ecuado thấp hơn tương đối nhiều so với Việt Nam. Indonesia lâu nay là nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Nhật, không nằm trong vụ kiện này, lại đang chuyển hướng bán hàng vào thị trường Mỹ, nơi có lợi hơn trong xuất khẩu thuỷ sản so với Nhật. Trong các điều kiện trên, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với sản phẩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status