Đề án Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO - pdf 15

Download miễn phí Đề án Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO



MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 2
Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong Lĩnh Vực Dệt May Khi Gia Nhập WTO. 5
1. Mức và lộ trình giảm thuế 5
2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy định của WTO 7
3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành 7
4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007 9
5. Về vấn đề hạn ngạch 11
6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt may 11
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam 13
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO 13
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO 18
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may 24
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO 24
3.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO 28
Chương III. Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Dệt May Trong Điều Kiện Đã Là Thành Viên Chính Thức Của WTO 34
1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2010 34
1.1. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản 34
1.2. Phát triển công nghiệp thời trang 37
2. Giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam 38
2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 38
2.2. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp dệt may 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Loan còn sản xuất sơ sợi tổng hợp và xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng ngày nay Trung Quốc đã sản xuất sơ sợi tổng hợp lớn nhất thế giới, thành ra Đài Loan phải nghĩ ra một dòng sản phẩm mới có chức năng khác biệt cao để cạnh tranh. Với sản phẩm này họ bán ít hơn nhưng giá cao và ngành dệt của Đài Loan vẫn phát triển. Qua bài học Đài Loan chúng ta hy vọng sẽ có khoảng 50% doanh nghiệp Việt Nam sẽ đi theo con đường này. Tuy nhiên, lộ trình này hiện chúng ta đang thực hiện rất chậm, dòng sản phẩm cao cấp hiện còn rất ít doanh nghiệp làm, đây là điểm yếu mà dệt may Việt Nam phải khắc phục trong thời gian tới.
Hiện nay, ngành may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện cách gia công cho các hãng nước ngoài. Theo cách này, các hãng nước ngoài đặt gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận tiền gia công theo đơn giá và sản phẩm đã nghiệm thu. cách này thích hợp với điều kiện năng lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thu được cũng thấp kém, vì các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Để hiểu sâu hơn về ngành dệt may, chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may một số năm trước đây.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may
( triệu USD )
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Xuất khẩu
1881.9
1975.9
2732.0
3609.1
4385.6
4850.0
5917.0
Thiết bị, phụ tùng
---
242.6
325.1
402.3
---
---
---
Bông
90.4
15.4
111.6
105.4
190.2
---
---
Xơ dệt
89.1
1119.1
119.0
158.7
---
---
---
Sợi dệt
273.3
228.4
272.6
317.5
338.8
---
---
Vải các loại
761.3
880.2
1523.1
1805.4
1926.7
---
---
Phụ liệu may
971.4
1036.2
1069.2
1264.9
2252.7*
---
---
* Tính cả phụ liệu cho giày dép (Nguồn: Niên giám thống kê.)
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặt, ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới trong việc xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ.
Ngay sau năm đầu gia nhập WTO, chúng ta đã thực hiện nhiều cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế... nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển, GDP tăng 8,5%, xuất khẩu tăng 20,5%. Trong đó ngành dệt may đã có đóng góp xứng đáng, xuất khẩu tăng trên 33%, đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, thị trường trong nước vẫn được giữ vững và phát triển. Bên cạnh đó là nỗi lo vì giá cả vật tư, tiêu dùng biến động mạnh, sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đến đời sống của người lao động. Và điều e sợ nhất là cơ chế giám sát nhập khẩu và nguy cơ điều tra chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ vẫn còn hiện hữu với 2 lần công bố kết quả giám sát vào tháng 3 và tháng 9/2008 trong bối cảnh của năm bầu cử Tổng thống Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, không thể lường trước được. Do vậy, vừa phải đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu 9,5 tỷ USD năm 2008 nhưng cũng vừa phải hết sức thận trọng với các diễn biến xảy ra trên thị trường Hoa kỳ.
Tính đến hết tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến, xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006. Như vậy, đến cuối năm 2007 mặt hàng dệt may sẽ vượt dầu thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4 - 4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%. Tiếp theo là EU, đạt khoảng 1,45 - 1,5 tỷ USD, chiếm 19%, tăng khoảng 20,6% so với năm ngoái. Thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12% so với năm ngoái.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, trong tháng 8/2007, xuất khẩu sang Mỹ đạt 466 triệu USD, tăng 4,87% so với tháng 7/2007 và tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thời điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ bứt phá mạnh trong năm ngoái và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm 2006 và 8 tháng của năm 2007. Dự đoán, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ đạt 4,3 tỉ USD, tăng gần 26,5% so với năm 2006, có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong các tháng cuối năm 2007. Thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ lực đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may, mặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn do chính sách bảo hộ không rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên WTO như áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007 và sau đó thay thế bằng Chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu nhưng nó đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này, làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào Việt Nam đặt hàng... 
Thị trường EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD. Đức là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước thành viên trong khối EU tăng trưởng khá. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm và kim ngạch xuất khẩu tăng sang các nước như Anh, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ba lan… Mức độ sụt giảm ở từng nước là khá thấp, riêng chỉ có xuất sang Italia là giảm mạnh nhất, giảm tới 42% đạt 25 triệu USD. Áo Jackét là mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, tính chung 9 tháng đầu năm đạt 134,6 triệu USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là điểm khá thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Thị trường Nhật Bản, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 các sản phẩm của Việt Nam ( sau Mỹ và EU ), đồng thời Việt Nam cũng đứng thứ 3 ( sau Trung Quốc và EU ) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status