Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội



MỤC LỤC
Lời nói đầu
 
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động nhập khẩu
I. Lý luận chung về hiệu quả.
Khái niệm
Bản chất
Phân loại
II. Hoạt động nhập khẩu, hiệu quả nhập khẩu và sự cần thiết nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
Khái niệm, vai trò, hình thức của nhập khẩu.
Khái niệm
Vai trò
Hình thức
Hiệu quả nhập khẩu.
Sù cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
III. Các nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố chủ quan
Lực lượng lao động
Cơ sở vật chất
Trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu hàng nhập khẩu và mức lưu của hàng nhập khẩu
Nhân tố khách quan
Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường kinh tế
Yếu tố khác
IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Chỉ tiêu tổng quát
Chỉ tiêu bộ phận
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng chi phí
Mức sinh lợi của một đơn vị chi phí
Tỷ suất ngoại tệ với hàng nhập khẩu
Doanh lợi nhập khẩu
3. Phương pháp phát triển hiệu quả hoạt động nhập khẩu
 
Chương II: Thực trạng việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội.
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
4. Phương pháp quản lý
5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và văn hoá trong Công ty
II. Phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty
1. Kết quả kinh doanh nhập khẩu theo thị trường
2. Kết quả kinh doanh nhập khẩu theo mặt hàng
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty
4. Phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty
III. Đánh giá về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty thương mại XNK Hà Nội
1. Thành tựu
2. Tồn tại
3.Nguyên nhân của những tồn tại
 
Chương III: Phương hướng hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại XNK Hà Nội
I. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
1. Phương hướng
2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu
1. Giảm chi phí nâng cao nhập khẩu
2. Giải pháp về vốn
3. Xác định cơ cấu mặt hàng hợp lý và đa dạng hoá hình thức nhập khẩu
4. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu
5. Đẩy mạnh tiêu thu hàng nhập khẩu
6. Nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên
III. Kiến nghị
1. Với Nhà nước
2. Với Sở thương mại Hà Nội
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thực hiện so với kế hoạch đoán trước.
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành theo kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khái niệm đáp ứng nhu cầu.
- Điều kiện so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất trong thực tế, điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian và thời gian.
+ Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên 3 mặt: cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng một phương án tính toán, cùng một đơn vị đo lường.
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh như nhau.
Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần quan tâm tới phương diện được xem xét dưới mức độ thống nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần có, thời gian phân tích được cho phép.
- Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối
+ So sánh bằng số tương đối
+ So sánh bình quân
+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung
* Phương pháp phân tích theo nhân tè : phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp và các nhân tố tác động vào nhân tố đó.
* Phương pháp cân đối : được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và thanh toán.
* Phương pháp phân tích chi tiết: theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu, theo thời gian, theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK HÀ NỘI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Trước sức Ðp của hội nhập kinh tế các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa. Vì thế yếu tố sống còn không chỉ là chất lượng và giá cả mà còn là khả năng thay đổi để tạo ra thị trường mới và có được những sản phẩm mới đáp ứng những thay đổi ngày càng nhanh của khách hàng. Sự cạnh tranh này sẽ tăng lên trong những năm tới khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trước những vấn đề đó Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội (TM XNK HN) đã có những thay đổi để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng phát triển đi lên, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Công ty và đặc biệt là phương pháp quản lý có hiệu quả của Ban giám đốc. Những thay đổi đó là:
Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội thành lập năm 1984 theo quyết định số 4071/QĐ - UB ngày 15/9/1984 với tên là: Công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng. Là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng chịu sự quản lý của UBND quận Hai Bà Trưng và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Thương mại Hà Nội). Khi mới thành lập công ty nhận thấy nhu cầu của nền sản xuất và tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng nên chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân như: cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo, kinh doanh đồ dùng gia đình, hàng nông sản (gạo, lạc ...). Ra đời trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do trình độ phát triển kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, kinh tế hàng hoá Ýt phát triển, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, hậu quả chiến tranh kéo dài...Hơn nữa, nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng như: hậu quả chiến tranh kéo dài, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ là tự lực, tự cường phát triển toàn diện nền kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, hạn chế kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa và thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu, ngoại thương do nhà nước quản lý và điều hành. Và những khó khăn còn xuất hiện ở chính bên trong của doanh nghiệp: là công ty nhỏ của một quận ở Hà Nội, kinh doanh ở địa bàn nhỏ, số lượng bạn hàng Ýt, kinh doanh nội địa là chủ yếu, các hợp đồng kinh tế đối ngoại phải thực hiện thông qua đơn vị bạn.
Tổ chức bộ máy giai đoạn này gồm:
· Chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm.
· Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
· Các của hàng, xưởng sản xuất chế biến…
Sau Đại hội Đảng 6 với nhiều chính sách mới thể hiện bằng các Nghị định, Nghị quyết của HĐBT đã tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị kinh tế có khả năng chủ động đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Các thành phần kinh tế đã từng bước có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động ngoại thương. Khái niệm “Nhà nước độc quyền về ngoại thương” đã dần mờ nhạt và kể từ năm 1992 Trung ương đã ban hành một số chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động ngoại thương. Trong xuất nhập khẩu, ban hành Nghị định 114 / HĐBT ngày 7/4/1992 và Nghị định 36/CP ngày 19/4/1994 nhằm đổi mới quản lý nhà nước trong xuất nhập khẩu đảm bảo sự quản lý nhà nước thống nhất đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu ở những vùng còn khó khăn, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Theo quyết định số 2687/QĐ - UB ngày 4/11/1992 của UBND thành phố Hà Nội, công ty đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng với quy mô và ngành nghề mở rộng như sau:
+ Tổ chức sản xuất, thu mua, gia công hàng xuất khẩu.
+ Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài.
+ Dịch vụ khách sạn, du lịch.
+ Đại lý vé máy bay.
Theo Nghị định số 388/HĐ - BT ngày 20/11/1991 của HĐBT về việc thành lập và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước, quyết định số 316/ QĐ - UB ngày 19/1/1993 và quyết định số 540/QĐ- UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội, công ty chính thức mang tên Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng.
Trụ sở tại: 53 Lạc Trung, Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hai Ba Trung Import Export Company
Tên viết tắt: HABAMEXCO
Phạm vi kinh doanh:
+ Xuất khẩu: Hàng may mặc, thêu ren, thủ công mỹ nghệ, vải sợi, vật liệu xây dựng, nông sản và thực phẩm chế biến, dược liệu.
+ Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nói trên, hàng điện tử, điện máy, xe đạp, xe máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, hoá chất, phân bón.
Từ một đơn vị chỉ kinh doanh nội địa đến nay Công ty đã phát triển thành Công ty XNK trực tiếp theo giấy phép của Bộ Thương mại cấp ngày 8/2/1994 sè 2051069. Để phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao công ty đã được UBND quận Hai Bà Trưng giao lại cho UBND thành phố Hà Nội, do Sở Thương mại trực tiếp quản lý với tên gọi mới là: Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội theo quyết định số 2894/QĐ - UB ngày 23/5/2001. Với phương châm kinh doanh “duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển quan hệ với nhiều nước trên thế giới” đến nay ngành nghề kinh doanh của Công ty mở rộngnhư sau:
· Sản xuất, thu mua hàng thêu ren, may mặc thủ côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status