Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU: Thực trạng và giải pháp - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG XUÂT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM .3

I Khái niệm và các hình thức xuất khẩu chủ yếu .3
1. Khái niệm .3
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .3
2.1 Xuất khẩu trực tiếp . .3
2.2 Xuất khẩu uỷ thác .4
2.3 Xuất khẩu tại chỗ 4
2.4 Xuất khẩu gia công uỷ thác 5
2.5 Buôn bán đối lưu .5
2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư( xuất khẩu trả nợ) 5
2.7 Gia công quốc tế .6
2.8 Tái xuất khẩu .6
II Nội dung của hoạt động xuất khẩu .7
1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu .7
2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 8
3. Lựa chọn đối tác giao dịch .8
4. Lựa chọn cách giao dịch . .9
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu . 10
6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền . 11
6.1 Giục mở và kiểm tra thư tín dụng .11
6.2 Xin giấy phép xuất khẩu 11
6.3 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu 11
6.4 Kiểm định hàng hoá . 12
6.5 Thuê phương tiện vận chuyển .12
6.6 Mua bảo hiểm cho hang hoá .13
6.7 Làm thủ tục hải quan 13
6.8 Giao hàng lên tàu .14
6.9 Thanh toán 14
6.1 0 Giải quyết khiếu nại(nếu có) 15
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .15
1. Các nhân tố kinh tế 15
2. Các nhân tố về chính trị, luật pháp của nước sở tại 17
3. Các nhân tố văn hoá xã hội, mội trường tự nhiên 18
4. Các nhân tố khoa học công nghệ .18
5. Các nhân tố cạnh tranh 19
6. Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp 20
6.1 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp 20
6.2 Trình độ quản lý của doanh nghiệp 21
6.3 Trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp 21
IV Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 22

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIẦY DÉP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 23
I Khái quát về thị trường EU và các quy định nhập khẩu giầy dép của EU 23
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của EU .23
2. Đặc điểm của thị trường EU 24
2.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU 24
2.2 Năng lực nội tại của thị trường EU về khả năng sáng tạo mốt, khả năng sản xuất và xuất khẩu 28
2.3 Nhu cầu nhập khẩu hàng giày dép 29
2.4 Hệ thống phân phối của hàng giày dép trên thị trường EU 30
2.5 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU 31
2.6 Chính sách ngoại thương 31
3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU dành cho các nước đang phát triển 33
3.1. Quy định của EU đối với hàng hoá được hưởng GSP .34
3.2. Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU .36
3.3. Các điều kiện hưởng GSP của EU 36
4. Các quy định của EU đối với hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam 38
4.1. Các quy định về các mức thuế 38
4.2. Các quy định về kiểu dáng mẫu mã .39
4.3. Về nguyên liệu .40
II Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua .41
1. Kết quả xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào thị trường EU .41
1.1 . Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU 41
1.2 . Các nước nhập khẩu chính hàng giầy dép của Việt Nam trong EU .44
2. Các hình thức xuất khẩu yếu chủ giày dép Việt Nam vào thị trường EU .45
3. Cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU .47
III Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua .48
1. Những ưu điểm trong hoạt động tăng cường khả năng xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU 48
2. Những tồn tại trong hoạt động tăng cường khả năng xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU 50
3. Nguyên nhân của các tồn tại 50
3.1 Nguyên nhân chủ quan 50
3.2 Nguyên nhân khách quan 52
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 54
I Những quan điểm xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào vào thị trường EU 54
II Quan hệ cung cầu trên thị trường EU về hàng giầy dép 57
III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào thị trường EU 58
1. Giải pháp về phía nhà nước 58
1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu 58
1.2 Cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại 60
1.3 Tổ chức tốt hệ thống thông tin 62
1.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU 64
1.5 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu 65
2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 65
2.1 Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU 65
2.2 Thúc đẩy các hoạt động Marketing 66
2.3 Lựa chọn cách thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường EU 68
2.4 Hoàn thiện các nghiệp vụ xuất khẩu 69
2.5 Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU 70
2.6 Tăng cường khai khác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư 72


Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách chủ yếu sau: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc bán hàng và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hoá châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống bán phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành các chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “Chống bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba. Ví dụ: đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn quốc và Singapore, nhôm của Nga,xe hơi của Nhật, giầy dép của Trung Quốc; đánh thuế 50-100% đối với các xí nghiệp sản xuất Camera truyền hình của Nhật Bản... Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn việc nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)- một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU tạo diều kiện cho các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển dễ dàng xâm nhập vào thị trường của mình..
3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU dành cho các nước đang phát triển.
Hàng hoá từ các nước đang phát triển nếu thoả mãn nhưng quy định của EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là không phân biệt đối xử và đối ứng. Nguyên tắc này thể hiện qua việc các nước đối xử tối hụê quốc( Most Favour Nation – MFN). Nhưng do trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên WTO rất khác nhau nên việc tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử sẽ làm cho hàng hoá của các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước chậm phát triển ( dưới đây gọi chung là các nước đang phát triển ) không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá của các nước phát triển. Do vậy cần có biện pháp nới lỏng nguyên tắc trên cho các nước đang phát triển, chiếm đa số trong WTO.
Theo nghị quyết 21 của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển ( United Nations Conference on Trade and Development-UNCTAD) thông qua năm 1968 - bắt đầu từ năm 1971 các nước phát triển (trong đó có Liên minh châu Âu) dành cho các nước đang phát triển ưu dãi về thuế quan (GSP) : miễn giảm thuế tối huệ quốc (Most Favour Nation -MFN) đối với hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển. Nguyên tắc cơ bản của GSP là tự nguyện, không đòi hỏi có đi có lại, đơn phương quyết định. Mục đích của GSP là giúp cho hàng hoá của các nước đang phát triển tăng được khả năng thâm nhập vào thị trường các nước phát triển, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển. Nội dung của GSP là miễn giảm thuế so với thuế MFN đối với hàng hoá các nước đang phát triển nhập khẩu vào nước dành GSP. Người nhập khẩu khi xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định sẽ được giảm hay miễn thuế nhập khẩu. Tất cả các nước đang và chậm phát triển- theo tiêu chí của Liên Hợp Quốc- đều được hưởng GSP. Tuy nhiên tuỳ theo mối quan hệ song phương của mình, từng nước dành GSP quyết định danh sách các nước được hưởng GSP. EU cho Việt Nam được hưởng GSP từ trước khi hai bên ký Hiệp định thương mại vào năm 1995. Các nước được hưởng GSP được chia thành hai nhóm: nhóm các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và nhóm các nước chậm phát triển. Nhóm các nước thứ hai được hưởng ưu đãi hơn so với nhóm thứ nhất.
3.1. Quy định của EU đối với hàng hoá được hưởng GSP:
Thứ nhất, tuỳ theo cơ cấu kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu, mỗi nước xác định một danh mục hàng nhập khẩu được miễn giảm thuế. Danh mục này được lập theo mã số HS và được áp dụng chung đối với các nước được hưởng GSP của nước liên quan. Hàng hoá thuộc danh mục được hưởng GSP của nước liên quan là những sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh với hàng của nước cho hưởng GSP.
Thứ hai, cách công bố danh mục hàng hhưởng GSP:
Công bố cụ thể danh mục hàng được hưởng GSP với các mức thuế cụ thể và danh mục hàng không được hưởng GSP.
Phân chia hàng thuộc diện được hưởng ưu đãi thành các nhóm với mức ưu đãi với từng nhóm. EU chia hàng được hưởng GSP thành 4 nhóm:
Nhóm rất nhạy cảm: giảm 15% thuế MFN.
Nhóm nhạy cảm : giảm 30% thuế MFN.
Nhóm bán nhạy cảm : Giảm 65% thuế MFN.
Nhóm không nhạy cảm : miễn thuế.
Thứ ba, giới hạn số lượng được hưởng GSP (Quota GSP). Trước đây nhiều nước quy định giới hạn (tính theo số lượng hay tổng giá trị) được hưởng GSP đối với từng nhóm hàng cụ thể. Theo quy định này, một mặt hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn quy định thì phần vượt phải chịu thuế MFN. Mười năm gần đây, nhiều nước đã bỏ quy định này. ở đây cần chú ý phân biệt quota ưu đãi thuộc hệ thống GSP với quota thuế nhập khẩu theo thoả thuận song phương và đa phương trong khuôn khổ WTO.
Mục đích của GSP là giúp hàng của các nước hưởng ưu đãi tăng khả năng thâm nhập thị trường nước dành GSP, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế của các nước này. Do đó khi một mặt hàng đã dành được thị phần lớn và một nước đã đạt được trình độ phát triển cao thì mặt hàng và nước liên quan sẽ không còn lý do gì để tiếp tục được hưởng ưu đãi. Hầu hết các nước quy định tổng trị giá một mặt hàng của một nước nếu đạt trên 25% trị giá nhập khẩu mặt hàng đó từ tất cả các nước hưởng GSP thì mặt hàng đó của nước có liên quan sẽ bị loại khỏi danh mục hàng hưởng GSP hay một mặt hàng nhập khẩu ồ ạt gây khó khăn hay có nguy cơ gây khó khăn cho sản xuất hàng tương tự hay hàng cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu sẽ phải chịu thuế MFN. Bên cạnh đó, EU còn căn cứ vào trình độ phát triển để xem xét cho hưởng GSP thông qua chỉ tiêu thu nhâp quốc nội (thông thường những nước có GDP/người là 8000 USD sẽ không được hưởng GSP). Ngoài tiêu chí thu nhập bình quân đầu người EU còn căn cứ vào chỉ số phát triển (Human Development Index –HDI-tinhd theo GDP/người, trình độ giáo dục, tuổi thọ bình quân). Trong khi các nước khác áp dụng tiêu chí trình độ phát triển và thị phần (25%) đối với tất cả các mặt hàng và tất cả các nước hưởng GSP thì EU chỉ áp dụng đối với một số nhóm hàng và một số nước. Bên cạnh nguyên tắc loại trừ nói trên, EU còn quy định


8AF7Yq0cLZN2TBa

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status