Dịch thuật: đôi điều cần đào sâu - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Dịch thuật: đôi điều cần đào sâu
dịch hoàn hảo là người dịch “tàng hình”. Người đọc, nghe văn bản đích không thấy có sự hiện diện của người dịch mà chỉ thấy tác giả hoặc diễn giả mà thôi. Cái khó là ở chỗ mỗi con người đều là độc nhất, không ai nói và viết giống ai, trong khi đó người dịch phải “nhập’’ mình vào diễn giả, tác giả để nói, viết như họ. Ðiều này đòi hỏi người dịch phải có những kỹ năng nhất định và những hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực mình dịch. Nhưng dù sao thông điệp sau khi đi qua màng lọc là người dịch cũng vẫn ít nhiều khác với bản gốc. Chưa kể đến năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của người đọc, người nghe. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói một bản dịch dù hay đến mấy vẫn là mặt sau của tấm thảm dệt mà thôi.
Quay lại với hiện trạng nền dịch thuật Việt Nam, có lẽ không cần chứng minh nhiều cũng thấy ta không hề có một nền dịch thuật mạnh. Ðiều này bắt nguồn đầu tiên từ vấn đề con người mà trước hết là trong giáo dục và đào tạo. Việc đào tạo ngoại ngữ bấy lâu nay ở ta vẫn không lấy gì đáng làm tự hào. Ai có thể nói là học sinh và thậm chí sinh viên Việt Nam (ngoại trừ một số trường chuyên ở các thành phố lớn) nói tiếng nước ngoài giỏi? Học sinh, sinh viên của ta ít có dịp thực hành tiếng với người bản địa, ít được tiếp xúc với đài báo nước ngoài, ít đi du lịch, ngoài ra còn lười đọc ấn phẩm, thông tin bằng tiếng nước ngoài… Không giỏi là hệ quả đương nhiên. Ðến các trường ngoại ngữ, nơi đào tạo các biên phiên dịch viên tương lai tình hình cũng không khá hơn. Trước hết, phần lớn các sinh viên giỏi ở các trường chuyên, lớp chọn ngoại ngữ đã đi du học (ít người chọn văn học hay ngôn ngữ) hoặc thi vào các trường “lớn” như Ngoại thương, Ngoại giao…, số còn lại vào học ở các trường ngoại ngữ. Sự chênh lệch trình độ trong lớp và thiếu thốn cơ sở vật chất (thư viện nghèo nàn, chỉ thỉnh thoảng mới được lên phòng luyện tiếng đa phương tiện) thiếu giáo viên nước ngoài, phong cách học thụ động như học sinh cấp 4… làm sao có được những biên phiên dịch tài năng. Riêng dịch văn học lại càng khó. Bởi ngoài các kiến thức về ngôn ngữ, người dịch văn học phải có niềm đam mê và khiếu văn học. Hai điều này thì không trường nào đào tạo được. Người dịch có hay không có hai phẩm chất này là do tự nhiên chứ không do đào tạo. Ðó là chưa kể đến việc hoàn nguyên được văn phong của tác giả là một việc rất khó, hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân và sự lựa chọn của người dịch. Ðây là một yếu tố chủ quan nên mỗi người dịch sẽ cho ra một bản dịch (version) của riêng mình (khác với dịch văn bản khoa học: nước sôi ở 100° C, hay trái đất quay xung quanh mặt trời… không thể dịch khác được). Ðó là còn chưa nói đến việc có những yếu tố “không thể dịch được”, hoặc có những yếu tố bắt buộc phải giải thích (chẳng hạn như ai có thể nói là thơ Hồ Xuân Hương, Kiều,… là dịch được?). Ngoài ra, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, dịch sách là một công việc đòi hỏi cao và dành cho một số ít người. Trong hoàn cảnh ấy, thiết tưởng yếu kém của nền dịch thuật Việt Nam là điều dễ hiểu.
Những khó khăn ấy càng trở nên trầm trọng bởi những vấn đề mang tính xã hội. Rõ ràng, văn hóa đọc là rất yếu ở Việt Nam. Phần lớn người đọc tìm mua những tác phẩm dễ đọc, hầu hết các nhà xuất bản tìm sách dễ bán và không sẵn lòng mở hầu bao tìm những dịch giả tốt. Rõ ràng là nhiều người tìm đọc Sidney Sheldon hơn là Jean Paul Sartre, Nhật kí Ðặng Thùy Trâm hơn là Thoạt kì thủy,… Bản quyền bị vi phạm nghiêm trọng làm nản lòng người sáng tác, người dịch.
Dịch thuật gồm phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết). Chữ thuật cho ta thấy ngay là bộ môn này cần một số kiến thức và kỹ năng nhất định. Từ đó suy ra
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status