Nghiên cứu một số qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng và danh mục các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ v
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN 6
1.1 Lịch sử phát triển phân bón trong nông nghiệp 6
1.2 Phân loại 7
1.2.1 Phân hóa học 7
1.2.2 Phân hữu cơ 8
1.3 Hiện trạng sử dụng phân bón tại Việt nam 11
1.4 Những thành tựu và thách thức của việc sản xuất phân bón ở Việt Nam 12
1.4.1 Thành tựu 12
1.4.2 Thách thức 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH 14
2.1 Lịch sử phát triển phân bón hữu cơ vi sinh 14
2.2 Công dụng của phân hữu cơ vi sinh 15
2.3 Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh 15
2.4 Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh 16
2.5 Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ Việt Nam 17
2.6 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh 20
2.6.1 Chủng vi sinh vật cố định đạm 20
2.6.2 Chủng vi sinh vật phân giải lân 21
2.6.3 Chủng vi sinh vật phân giải cellulose 24
2.7 Vai trò của vi sinh vật đối vớ cây trồng 25
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH 26
3.1 Các nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh 26
3.2 Quy trình sản xuất chung của phân hữu cơ vi sinh 27
3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất 27
3.2.2 Thuyết minh quy trình sản xuất 27
3.3 Chế phẩm sinh học 28
3.3.1 Giới thiệu 28
3.3.2 Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học 30
3.3.3 Thuyết minh quy trình sản xuất chế phẩm sinh học 31
3.4 Giới thiệu một số loại chế phẩm sinh học 33
3.4.1 Chế phẩm sinh học BIOVAC 33
3.4.2 Chế phẩm sinh học EMUNIV 33
3.4.3 Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) 34
3.4.4 Chế phẩm EMIC 35
3.5 Sản xuất phân bón HCVS quy mô hộ gia đình với chế phẩm sinh học BIOVAC 36
3.5.1 Giới thiệu 36
3.5.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân HCVS khi sử dụng chế phẩm BIOVAC 37
3.5.3 Thuyết minh quy trình sản xuất 37
3.5.4 Kết quả 39
3.6 Sản xuất 1 tấn phân HCVS từ chế phẩm EMIC 41
3.6.1 Nguyên liệu sản xuất 41
3.6.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ chế phẩm Emic 41
3.6.3 Kết quả 43
3.7 Quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp 43
3.7.1 Sơ đồ sản xuất chung 43
3.7.2 Thuyết minh quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp 44
3.8 Một vài ví dụ về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ những nguyên liệu khác 46
3.8.1 Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê 46
3.8.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ bèo tây, rơm rạ 49
CHƯƠNG 4: DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM 52
PHẦN III: KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

- Nguyên liệu tuy rất nhiều nhưng khó thu gom và xử lý. Trình độ sản xuất còn yếu kém, chất lượng sản phẩm còn thấp.
2.5 Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ở Việt Nam [11],[14],[16]
[18],[22]
- Qua nghiên cứu cho thấy việc bón phân ở Việt Nam còn có một số điểm hạn chế như sau:
+ Tỷ lệ NPK mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ này ở Việt Nam là 10:3:1, như vậy tỷ lệ kali còn rất thấp so với đạm và lân. Hàm lượng đạm cao đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất làm đất chóng thoái hóa nên hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao.
+ Hàm lượng phân hữu cơ hầu như chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các loại cây, đặc biệt là các loại cây dài ngày ở vùng đồi núi, kể cả cây lâm nghiệp.
- Một xu thế khác mà thế giới đang chuyển hướng sử dụng là phân hữu cơ vi sinh. Hiện một số doanh nghiệp trong nước phát triển tốt sản phẩm này.
- Phân hữu cơ vi sinh thì có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất mà nó đem lại là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thường thấy ở các cơ sở chăn nuôi cũng như khu vực dân cư xung quanh. Vì vậy mà phân hữu cơ vi sinh ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
- Điển hình như các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Bình Dương, Đắk Lắk...đã triển khai áp dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại các hộ gia đình và đã thu được kết quả khả quan.
- Từ năm 2007, Trung tâm PED (Trung tâm dân số, môi trường và phát triển) đã đưa vào dự án “Hỗ trợ đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ ổn định cuộc sống”. Đã có trên 90% hộ gia đình trong tổng số gần 2.000 hộ tái định cư đã và thường xuyên sử dụng tiến bộ kỹ thuật này và đạt được kết quả là đã phục hồi toàn bộ đất vườn (đất mới khai hoang) của vùng tái định cư để người dân có thể trổng trọt.
- Biết được những lợi ích mà phân hữu cơ vi sinh mang lại thì năm 2009, PED đã phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thái Nguyên mở rộng sử dụng phân hữu cơ vi sinh tại các vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, đã lập 13 đại lý bán men ủ phân tại 13 bản tái định cư, và đã bán được hơn 1.500 gói men. PED còn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng men cho huyện Anh Sơn (Nghệ An), đã có hơn 200 hộ sử dụng.
- Cùng với Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Cộng Đồng Nông Thôn (CCRD), PED, Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng Bền Vững (S-CODE) cũng triển khai và thực hiện dự án này. Sau gần 2 năm thực hiện dự án tại 3 xã tại tỉnh Hà Nam, nông dân đã sản xuất hơn 500 tấn phân hữu cơ vi sinh đưa vào đồng ruộng cho kết quả rất tốt.
- hay vào năm 2009, phòng công thương huyện phối hợp với Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ mở 4 lớp tập huấn hướng dẫn cho khoảng 200 hộ dân trong huyện Hàm Thuận Nam sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Tuy nhiên do thói quen sử dụng phân hóa học và phân chuồng tự nhiên, nên không mấy người “mặn mà” . Phải sau một thời gian, khi một số người sử dụng phân bón sản xuất theo mô hình này đạt hiệu quả cao, thì nhiều người bắt đầu tin tưởng và làm theo.
- Trong năm nay, được sự hỗ trợ từ ngân hàng thế giới, Viện Sinh Học Nhiệt Đới sẽ hợp tác với Công ty Kim Long, Bình Dương tiếp tục thử nghiệm các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với quy mô 5 tấn/mẻ.
- Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu), trồng cam ở nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)… Tại xã Hùng Sơn (Anh Sơn) có 120 hộ sử dụng phân hữu cơ vi sinh và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm., bón cho cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh. Việc sử dụng phân HCVS cho cây trồng đang được ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra diện rộng.
- Ở Hội An đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón tại hai hộ nông dân Huỳnh Thu (thôn Trà Quế) và Trang Quốc Kim (thôn Trảng Kèo), xã Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam. Nhiều nông dân của Hội An, Quảng Nam cũng đề nghị ngành nông nghiệp nên tiến hành việc xử lý rơm rạ làm phân bón ngay tại ruộng, ngay sau vụ Đông Xuân để tạo nguồn phân bón lót cho lúa trong vụ hè thu, đồng thời cung ứng chế phẩm sinh học để nông dân chủ động trong việc xử lý. Trong tương lai, ngành nông nghiệp Hội An cũng sẽ quan tâm xây dựng nhiều mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, không gây ô nhiễm môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi đề án xây dựng thành phố sinh thái.
- Việc ứng dụng phân HCVS là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh thành phố đang hướng đến một nền nông nghiệp đô thị sinh thái, do đó, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu để loại phân hữu cơ vi sinh này được sử dụng rộng rãi hơn.
2.6 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh
2.6.1 Chủng vi sinh vật cố định đạm [13]
- Gồm 2 nhóm: nhóm hiếu khí và nhóm kị khí
- Thường sống cộng sinh với các cây họ đậu, chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây.
- Sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
- Các loài VSV điển hình như : tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, Beijerinckia, Clostridium…
Hình 2.1: Azotobactor
Hình2.2:Rhyzobium
Hình 2.3: Clostridium
- Chúng có tác dụng làm tăng cường nguồn N cho cây, có khả năng tạo các chất kích thích sinh trưởng như thymine, acid nicotinic, acid pantotenic, biotin…. Ngoài ra chủng Beijerinckia, Clostridium còn có tính chịu chua cao.
- Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất.
- Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
2.6.2 Chủng vi sinh vật phân giải lân [5]
- Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất, vì vậy mà cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất.
- Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
- Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả n...


Các file đính kèm theo tài liệu này:

[*:mdmecrl7]NIDUNG~1.DOC[/*:m:mdmecrl7]
[*:mdmecrl7]BIA KLTN 08CSH2.DOC[/*:m:mdmecrl7]
[*:mdmecrl7]MCLC~1.DOC[/*:m:mdmecrl7]Link down

0172UK98Y2LBPMF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status