Khóa luận Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam



Mụclục
  
Trang
CHƯƠNG1: TỔNGQUAN
1.1 Lído chọn đềtài. 1
1.2 Mụctiêu nghiên cứu. 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu. 1
1.4 Phạmvinghiên cứu. 2
CHƯƠNG2: TỶGIÁHỐIĐOÁIVÀKINHDOANHNGOẠITỆ. 3
2.1 Tỷ giáhốiđoái. 3
2.1.1 Kháiniệm. 3
2.1.2 Cácloạitỷ giá. 3
2.1.3 Cân bằng tỷ giá. 4
2.1.4 Cácyếu tố ảnh hưởng đến sự biến động củatỷ giá. 5
2.2. Kinh doanh ngoạitệ. 8
2.2.1 Kháiniệm. 8
2.2.2 Chứcnăng. 9
2.2.3 Cácyếu tố chủ yếu trong hoạtđộng kinh doanh ngoạitệ. 9
2.3. Chỉtiêu đánh giásự tácđộng củatỷ giáhốiđoáiđến kinh doanh ngoạitệ. 10
2.3.1 Trạng tháingoạihối. 10
2.3.2 Biến động tỷ giá. 11
CHƯƠNG3: GIỚITHIỆUSƠLƯỢCVỀ NHTMCPPHƯƠNGNAM. 12
3.1.Lịch sử hình thành. 12
3.1.1 Sự hình thành. 12
3.1.2 Lĩnh vựchoạtđộng . 14
3.1.3 Quan hệđốitác. 14
3.2. Cơcấu tổ chức. 15
3.2.1 Ngân hàng.15
3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ. 16
CHƯƠNG4: TÌNHHÌNHKINHDOANHNGOẠITỆ VÀRỦIROTỶGIÁTẠI
NHTMCPPHƯƠNGNAM. 19
4.1. Nguồn phátsinh rủiro tỷ giá. 19
4.1.1 Cơsởđểnhận biếtrủiro tỷ giá. 19
4.1.2 Nguồn phátsinh rủiro tỷ giá. 22
4.2. Thựctrạng diễn biến tỷ giátrên thịtrường trong thờigian qua. 24
4.3 Tình hình kinh doanh ngoạitệ. 26
4.3.1 Thuận lợivàkhó khăn. 26
4.3.2 Kếtquảhoạtđộng củaNH. 27
4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoạitệ. 28
4.4 Rủiro tỷ giávàcácbiện pháp quản lírủiro tỷ giácủaNH. 36
4.4.1 Thựctrạng rủiro tỷ giá. 36
4.4.2 Biện pháp quản lírủiro tỷ giácủaNH.40
CHƯƠNG5: MỘT SỐGIẢIPHÁPPHÒNGNGỪAVÀHẠNCHẾ RỦIROTỶ
GIÁ. 42
5.1 Quản lý rủiro tỷ giáthông quahạn mứcchịu rủiro. 43
5.2 Chương trình quản trịrủiro. 45
5.2.1 Xácđịnh hạn mứcrủiro. 46
5.2.2 Đánh giárủiro. 47
5.4 Dự báo tỷ giábằng phân thích cơbản. 50
5.5 Mộtsố giảipháp khác. 50
5.5.1 Giảipháp vềtổ chứcvànhân sự. 50
5.5.2 Giảipháp vềnghiệp vụ kinh doanh. 51
KIẾNNGHỊVÀKẾT LUẬN.52
1. Kiến nghị. 52
1.1 ĐốivớiNHNN. 52
1.2 ĐốivớiNHPN. 52
2.Kếtluận. 52



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ã ký kết. Hầu hết các đối tác của NH đều là các NH có uy tín trên thị trường như:
NH Ngoại Thương, NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank), NH TMCP Á Châu (ACB),
… Sau khi ký hợp đồng thì các NH đều thực hiện đúng như hợp đồng đã thỏa thuận. Do
dó, rủi ro thực hiện ở NH trong thời gian qua là hầu như không xảy ra, đây là một điều
rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhưng không vì thế mà NH
không quan tâm đến nó, NH nên có một số biện pháp phòng ngừa để nó không xảy ra.
Nhất là rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay
do thời hạn thực hiện dài hơn. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với
khách hàng mà cả đối với các NH khác. Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các
NH, hai hoạt động mua và bán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau, nên hai đối tác
trong hợp đồng khi phân chia nhiệm vụ thanh toán không biết được liệu bạn hàng có
thực hiện trách nhiệm của họ hay không. Rủi ro này càng đặc biệt hơn, nếu trừ lí do
chênh lệch thời gian giữa hai thời điểm thanh toán, thì một bên đối tác phải trả trước
cho bên kia.. Giả sử NH mua USD bằng VND của một NH khác thì phải VND trước 5
-6 giờ trước khi nhận được USD. Nếu trong khoảng thời gian đó, bạn hàng không chịu
thanh toán, thì có khi mất toàn bộ số tiền. Điều này thực tế đã xảy ra với NH Herstatt,
vừa trả đồng DEM vào buổi trưa. Ngay sau đó các quầy giao dịch của NH Herstatt bị
đóng cửa theo chỉ thị của Cục Thanh Tra Liên Bang Tín Dụng ngành NH. Thông tin về
việc đình chỉ thanh toán đã nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới. Các NH ở Mỹ đã
không thực hiện những hợp đồng thanh toán đã ký kết với NH Herstatt, mặc dù nó nhận
đồng DEM và lượng ngoại tệ này bây giờ chỉ được xem như những món nợ phải đòi đối
với tài sản thanh lí còn lại.
Như vậy rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta
thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hay rủi ro mất địa chỉ. Rủi ro uy tín
thanh toán trong nghĩa hẹp, cần phân biệt với rủi ro thanh toán. Sự khác biệt ở chỗ,
những khoản không thực hiện khi hết thời hạn, mặc dù người bạn hàng thực chất vẫn đủ
tài sản và đủ vốn tự có để thanh toán khoản nợ bị đòi. Lí do của việc tạm thời không
thanh toán này, có thể là do chưa chuyển đổi tài sản bằng hiện vật sang tiền ngay được
hay lí do nằm ở điều kiện kỹ thuật ( ví dụ như vấn đề vi tính) mặc dù uy tín thanh toán
vẫn còn.
4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá:
 Nguồn phát sinh:
Trên thị trường ngoại hối ( mua, bán các đồng tiền khác nhau). Có ba phương
pháp cơ bản để NH thu lãi.
- Lãi phát sinh khi NH tạo trạng thái ngoại hối (exchange position):
NH có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán đồng tiền nào đó, chờ cho
tỷ giá biến động. Sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Đây còn gọi là hoạt
động đầu cơ. Để thấy rõ được điều này ta sẽ xét một hoạt động giao dịch của NH trong
thời gian từ 10/3 đến 20/3/2006 (xem bảng 4.3)
NH đoán USD sẽ tăng giá mạnh so với VND trong nay mai, NH đã tiến hành
mua đồng USD vào ngày 10/3/2006 tại tỷ giá 1 USD = 15.915 VND, sau 10 ngày tỷ giá
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 22
Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam
tăng lên tới 1USD = 15.925 VND, NH đã tiến hành bán đồng USD để cân bằng trạng
thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 10 điểm .
Bảng 4.3: Giao dịch phát sinh đối với USD
Thời
điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng
10/3/2006 Mua USD bằng VND +1 -15.915 1USD = 15.915 VND
20/3/2006 Bán USD lấy VND -1 +15.925 1USD = 15.925 VND
Kết quả kinh doanh 0 +10
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage):
Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại
đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để hưởng được khoản lãi do chênh lệch tỷ giá. Vì
hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh
chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo ra trạng thái ngoại hối mở) và
không phải bỏ vốn.
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển, cải tiến được hoạt
động truyền thông trên thị trường (bằng màn hình). Thông tin về tỷ giá được truyền đi
trên thị trường một cách nhanh chóng và chính xác bằng các phương tiện truyền thông
hiện đại : điện thoại, mạng Reuters, …làm cho nghiệp vụ arbitrage đã thuộc về quá khứ
và bị lãng quên do khoảng cách trên lệch giữa giá mua của NH này và giá bán của NH
kia đã bị thu hẹp dần hay không còn nữa. Và thực tế trong thời gian qua NH đã không
thu được lãi từ nghiệp vụ này.
- Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra.
Bảng 4.4: Bảng yết tỷ giá ngày 30/3/2006
ĐVT: VND
Loại
ngoại tệ
Tỷ giá
mua
Tỷ giá
bán
Chênh
lệch
AUD 11.222 11.260 38,00
CAD 13.530 13.651 121,00
CHF 12.058 12.201 143,00
EUR 19.044 19.153 109,00
GBP 27.408 27.744 336,00
HKD 2.038 2.066 28,00
JPY 134,37 135,80 1,43
SGD 9.806 9.853 47,00
THB 390 417 27,00
SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 23
Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam
USD 15.930 15.935 5,00
Nguồn: www.phuongnambank.com.vn
Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá
mua bán chính là thu nhập của NH. Về thực chất trong giao dịch này NH đóng vai trò là
nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá nên
không cần bỏ vốn. Bảng 4.4 sẽ thể hiện rõ khoảng chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ
giá bán ra.
Qua phân tích cho thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy
trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái mở của một ngoại tệ là là chênh
lệch giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả
các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ ( hiện tại và tương
lai) đều tạo ra trạng thái ngoại hối. Trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu.
Như vậy, rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH mua bán cho chính mình, hay nói một
cách khác rủi ro tỷ giá chỉ xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các loại ngoại tệ
mà NH đang giữ tức là trạng thái mở để đầu cơ kiếm lãi.
Đối với mỗi loại ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng doanh số mua vào lớn hơn
tồng doanh số bán ra thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá sẽ
làm phát sinh lãi ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại
hối. Nếu tổng doanh số mua vào nhỏ hơn tồng doanh số bán ra thì ở trạng thái đoản. Khi
đồng tiền này lên giá sẽ là phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm
giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
Tóm lại, nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không
chịu rủi ro tỷ giá, hay duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì
rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên một thực tế là, đã là nhà kinh doanh ngoại
hối (FX dealer) thì động cơ kiếm lãi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status