Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Phần mở đầu: 2
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện 4
1.1- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4
Chương 2 6
Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam. 6
2.1- Những lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta. 6
2.2 – Kết quả của các lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta. 8
2.4 – Giải pháp khắc phục những hậu quả không tốt của việc thay sách. 12
Phần kết luận 13
Phần mở đầu:

Những năm gần đây, hầu như năm nào đề tài cải cách sách giáo khoa cũng được bàn luận sôi nổi với ý kiến của nhiều chuyên gia, các giáo sư đầu ngành cũng như lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, trước yêu cầu thực tế, việc cải tiến sách giáo khoa vẫn mang tính chất tạm thời, chưa đâu vào đâu.
Năm 2002, Bộ GD-ĐT bắt đầu tiến hành đổi mới chương trình học và sách giáo khoa (SGK), đến năm 2008 thay sách lớp 12 cuối cùng. Cũng trong năm 2008, Bộ GD-ĐT tổ chức “trưng cầu dân ý” về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, SGK là tấm gương phản ánh chương trình học, khi chương trình học “cú vấn đề” thì việc đính chính theo cách nào đi chăng nữa cũng gặp phải những bất cập và mang tính chất tình thế. Theo cách lập luận như thế thì giải - pháp - tình - thế đã tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Và thực tế, tháng 9-2008, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình về việc có đến 129 điểm chỉnh sửa SGK từ lớp 1 đến lớp 11.
Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do đâu? Phải chăng các nhà cải cách giáo dục chưa có tổng quát toàn diện về vấn đề này?
Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về chương trình cải cách sách giáo khoa hiện nay, tui xin lựa chọn chủ đề “ Quan điểm toàn diện và vận dụng vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay”.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin, thế giới quan duy luật biện chứng, căn cứ vào thực tế tình trạng cải cách sỏch giúa khoa của Việt Nam hiện nay.
Kết cấu đề tài ngoài lời nói đầu thì gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện.
Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam.
Do điều kiện thời gian có hạn cũng như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện
1.1- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạch cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dự cú đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thỡ chỳng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó cũn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hay một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau của sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
1.2 – Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lờnin
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lờnin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp), đề cập đến hai nội dung này, Lờnin viết “ muốn thực sự hiểu được sự vật, cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đú”.
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử cứ nhất định con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đó cú về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm cứng nhắc”.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những thuộc tính, những quy định khác nhau vủa sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó.
Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Chương 2
Vận dụng quan điểm toàn diện vào chương trình cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam.
2.1- Những lần cải cách sách giáo khoa ở nước ta.
Từ nhiều năm nay, chương trình - sách giáo khoa (SGK) gần như năm nào cũng chỉnh sửa, nhưng vẫn bị kêu quá tải, hàn lâm, tùy tiện... Và không biết đó tốn bao nhiêu tiền của để biên soạn SGK mà vẫn gõy nhiều tranh cãi.
Và bị dư luận không đồng tình.
Lần 1- Cuối thập kỷ 50 – thế kỷ XX.
Lần 2 – Đầu thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Lần này có 3 ban A,B,C. Được một năm loại bỏ ngay ban B.
Lần 3 – Ban đầu chủ trương của Bộ GD&ĐT là có hai ban A,C, ( đầu thế kỷ XXI thí điểm ở một số trường). Tiếp đó áp dụng trong cả nước (2006).Do thực tế , Bộ buộc phải cú thờm ban Cơ bản, mà ban này lại chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn A,C.
Chương trình sách giáo khoa là cốt lõi của nền học, SGK là tài liệu mang tính pháp lý trong dạy và học. Qua nghiên cứu, xin khẳng định suốt 28 năm qua ta chưa hề có chương trình giáo dục chính thức của Nhà nước, mỗi chương trình đều nhiều sách tương, nhưng không hề chọn được bất cứ một bộ SGK chuẩn với đúng nghĩa khoa học.
Chương trình phải được quan niệm như một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, nhưng khi thực hiện ta chia nó thành 3 khỳc:Tiểu học, THCS và THPT. Khúc Tiểu học ta thiết kế 4 chương trình khác nhau chương trình 165 tuần, 120 tuân, 100 tuần và Chương trình công nghệ GD, việc chỉnh sửa và hợp nhất liên miên sau đó mãi đến năm 2002 ta gộp thành một chương trình Tiểu học. Một khúc chương trình THPT năm 1993 được chia tách thành 3 Ban, Ban A (khoa học tự nhiên), Ban B (khoa học tự nhiờn—kỹ thuật) và Ban C (khoa học xã hội), đến năm 1998 phân Ban đã bị xóa khi thông qua Luật GD, năm 2002 khúc chương trình THPT này lại phân thành 2 Ban – Ban Tự nhiên (A), Ban xã hội (C);khi triển khai gặp sự cố vì xuất hiện Ban “khụng vào Ban A , và cũng không vào Ban C ) vào năm 2003, thường vụ QH đồng ý với tờ trình Chính phủ cho việc dừng triển khai phân Ban lại hai năm để nghiên cứu lại (Báo Thanh Niên số 360(2925) ngày 26-12-2003). Đến 2005 lại có 5 Ban, Ban tự nhiên A, Ban xã hội C và Ban cơ Bản (CB) , Ban cơ Bản hướng –khoa học tự nhiên (CBA); Ban cơ bản hương khoa học xã hội (CBC), nhưng cũng không được xã hội hội chấp nhận.(!?) Chưa bàn đến vấn đề thi cử, chương trình giáo dục chính thức với nghĩa hẹp từ ngày đổi mới đến nay, rõ ràng chưa thiết kế được. Vậy mệnh đề một chương trình mấy bộ SGK rõ ràng thiếu điểm tựa xuất phát?



A9F91i9e2EMtNN9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status