Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH TRONG CA DAO VIỆT NAM 4
I. QUAN NIỆM VỀ CA DAO 4
II. QUAN NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 7
1. Lược sử nghiên cứu 7
2. Cơ sở lý thuyết 8
2.1. Quan niệm về địa danh và địa danh học 8
2.2. Phân loại địa danh 10
2.3. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 12
2.4. Chức năng của địa danh và ích lợi của việc nghiên cứu địa danh 13
2.4.1. Chức năng của địa danh 13
2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh 15
III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH 16
IV. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG CA DAO 21
1. Kết quả thu thập địa danh trong ca dao 21
2. Kết quả phân loại địa danh trong ca dao 21
V. TIỂU KẾT 23
CHƯƠNG II 25
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO 25
I. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH 25
II. THÀNH TỐ CHUNG 26
1. Khái niệm về thành tố chung 26
2. Vấn đề thành tố chung của địa danh Việt Nam 27
2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa 27
2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh 28
III. ĐỊA DANH 29
1. Khái niệm địa danh 29
2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh 30
2.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh 30
2.1.1. Số lượng các yếu tố và loại hình địa danh 30
2.1.2. Số lượng các yếu tố và sự phản ánh thông tin trong địa danh 30
2.2. Các kiểu cấu tạo địa danh 31
2.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn 31
2.2.2. Địa danh có cấu tạo phức 32
2.3. Các cách cấu tạo địa danh 32
2.3.1. cách tự tạo 32
2.3.2. cách chuyển hoá 33
IV. Tiểu kết 33
CHƯƠNG III 35
ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊA DANH 35
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH 35
II. CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH 35
1. Nhóm ý nghĩa phản ánh đặc điểm , tính chất của đối tượng được định danh 36
2. Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan 37
3. Nhóm ý nghĩa phản ánh nguyện vọng, tình cảm của người dân 38
3. Tiểu kết 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 42
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng: Địa danh là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm. Nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá… tại mảnh đất mà nó chào đời. Từ lâu nó được xem như là những tấm bia lịch sử - văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, muốn hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh. Do địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hoá đối tượng nên nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử tưởng tượng nếu như một ngày bỗng dưng tất cả tên các tỉnh, thành phố trên đất nước ta biến mất. Thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành đều gặp khó khăn. Địa danh có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngữ, nên số lượng và tính chất đa dạng của địa danh cũng có thể xem là tấm gương phản ánh sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc nghiên cứu địa danh còn giúp chúng ta biết nghĩa của một số từ cổ nay không còn dùng nữa và giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương. Địa danh được hình thành, tồn tại và biến đổi không chỉ do các tác động của ngôn ngữ mà còn do các tác động bên ngoài ngôn ngữ (đặc điểm văn hoá, sự di dân, tiếp xúc, vay mượn,…). Chính vì vậy mà nhiều biến cố về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ,… được lưu giữ trong địa danh. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về một vùng đất với những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của vùng… Với vai trò như vậy, địa danh học đang là một trong những bộ môn ngôn THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 2 ngữ học được quan tâm chú ý hiện nay. - Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu địa danh trong ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về cái nội dung phong phú mà ca dao biểu đạt. Nghiên cứu các địa danh trong ca dao sẽ cho ta thấy những phong tục, tập quán và đặc trưng riêng của từng vùng, từng địa danh trước đây được phản ánh trong ca dao, mà những địa danh này có khi đax không còn nữa hay đã bị biến đổi thành một địa danh khác do qúa trình phát triển của lịch sử. Nghiên cứu địa danh trong ca dao còn cho chúng ta thấy được một phần nào đó về diện mạo và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa cùng tiến trình lịch sử của địa danh, mang lại những giá trị lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Niên luận này được viết với những mục đích sau: - Nêu ra những lí luận cơ bản về địa danh và địa danh học để giúp chúng ta hiểu thêm về ngành học này. - Nghiên cứu tên các địa danh Việt Nam trong các câu ca dao trên mặt đặc điểm về cấu tạo và ý nghhĩa của địa danh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong niên luận này là hệ thống địa danh của Việt Nam ở trong các câu ca dao, Gồm có địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo (địa danh hành chính, địa danh công trình xây dựng và địa danh vùng). b. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian hạn chế nên trong niên luận này chúng tui chỉ khảo sát địa danh Việt Nam trong phạm vi 273 câu ca dao với 498 địa danh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu và cách xử lý * Nguồn tư liệu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 3 Do mục đích của niên luận nên nguồn tư liệu mà chúng tui thu thấp, sưu tầm là những câu ca dao có liên quan đến địa danh Việt Nam trong các sách có sưu tầm về ca dao Việt Nam. * Cách xử lý tư liệu - Từ nguồn tư liệu thu thập được chúng tui đã tập hợp, thống kê được 498 địa danh, bao gồm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên, địa danh chỉ các đơn vị hành chính, địa danh chỉ các công trình xây dựng và địa danh chỉ vùng lãnh thổ. - Xử lý tư liệu: Sau khi đã tập hợp, thống kê địa danh thành 4 loại trên chúng tui tiến hành phân loại theo mẫu, thống kê, tổng hợp biểu bảng. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về đặc điểm địa danh Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Trong niên luận này khi nghiên cứu chúng tui đã sử dụng phương pháp quy nạp. Trêm cơ sở những tư liệu được thu thập và xử lý, trên nền tảng những con số được thống kê và phân tích, chúng tui đưa ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu mà cụ thể ở đây là nghiên cứu các địa danh Việt Nam xuất hiện trong các câu ca dao, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Miêu tả những đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh.


d756H823Y0yZx87
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status