Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT



Nắm vững nguyên tắc bình giảng thơ, vận dụng thành thục kỹ năng bình giảng là
yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên dạy Văn trong nhà trường phổ thông. Vì vậy
mỗi giáo viên cần tự trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng bình giảng.
Vận dụng bình giảng thơ một cách hợp lý sẽ giúp giờ học trở nên sinh động, môn
Văn có sức cuốn hút và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học môn Văn của
cả giáo viên và học sinh.
Bình giảng thơ là công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo viên để
tự nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn chương
nói chung và thể loại thơ nói riêng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ở phần Tổng. Bám sát các tiêu chí về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, khai
thác lối diễn đạt độc đáo của tác giả. Phân đoạn bình giảng trên cơ sở chọn lọc
chi tiết đắt giá nhất để chỉ ra vẻ đẹp tiêu biểu trong ý thơ, câu thơ, kết cấu…
- Phần Hợp: đánh giá tổng quát, nhấn mạnh vào những khám phá riêng để khái
quát giá trị của đoạn thơ được bình giảng. Liên hệ mở rộng làm rõ tư tưởng,
phong cách của tác giả và chỉ ra những đóng góp nâng cao giá trị của tác phẩm.
+ Viết bài bình giảng thơ: Công việc này phục vụ trực tiếp việc giảng dạy, giúp
học sinh nắm được các thao tác làm bài trong khuôn khổ nhà trường, có thể vận dụng
phương pháp bình giảng theo cảm nhận của chính các em. Điều quan trọng nhất là phải
tìm ra được tác phẩm tâm đắc thật sự, chọn lựa phương pháp diễn đạt thể hiện được cách
cảm, cách đánh giá của bản thân. Việc viết bài bình giảng không đòi hỏi giáo viên phải
thể hiện năng lực cảm thụ, diễn đạt như một nhà phê bình chuyên nghiệp mà cần chú
trọng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm truyền đạt các ý trọng tâm trong bài giảng theo định hướng chuẩn
kiến thức cần đạt của bài.
- Linh hoạt trong cách diễn đạt, cần chọn lọc được những chi tiết trọng tâm của
tác phẩm để viết bình giảng. Các ý bình giảng phải thể hiện được sự tìm tòi thật
sự của giáo viên, không rập khuôn lối diễn đạt trong các bài văn mẫu, bài tham
khảo trong các tài liệu của người khác.
- Giáo viên cần đầu tư chọn lọc từ ngữ diễn đạt “trúng” ý, tạo được ấn tượng và
cảm xúc mạnh đối với học sinh. Điều này đòi hỏi chính người giáo viên phải
trau dồi vốn từ, năng lực diễn đạt đa dạng, tránh theo lối mòn câu chữ có sẵn,
dễ dãi thiếu sự đầu tư (vốn là “bệnh nghề nghiệp” của giáo viên lâu năm).
Sau quá trình viết xong một bài bình giảng luôn luôn phải có kiểm định bằng phép
thử - sai để điều chỉnh các ý bình giảng cho phù hợp, có thể vận dụng vào trong quá trình
giảng dạy và hướng dẫn được cho học sinh phương pháp triển khai ý. Công việc này hoàn
toàn không phải là viết sẵn bài văn mẫu mà chỉ mang tính tham khảo, gợi mở cho học
sinh.
6
Viết bài bình thơ: Đây là khâu bổ sung kỹ năng, kỹ xảo cho chính giáo viên, nhằm
tự kiểm tra năng lực cảm thụ của bản thân, phát hiện những chi tiết đắt giá trong văn bản
thơ, luyện tập phương pháp diễn đạt. Bên cạnh một bài bình giảng theo định hướng
chuẩn, cần có những ý cô đọng nhất để viết lại thành bài bình thơ, mang dấu ấn cá nhân
của giáo viên. Có thể thực hiện bằng cách rút gọn văn bản bình giảng hay viết bài bình
thơ độc lập. Công việc này đòi hỏi lòng kiên trì và sự say mê của giáo viên, là cách giúp
giáo viên không bị nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại những thao tác quen thuộc khi phải
bình giảng lặp đi lặp lại một tác phẩm cho nhiều lớp học sinh khác nhau. Một tác phẩm
thơ luôn ẩn chứa những giá trị, vẻ đẹp độc đáo trong nội dung và nghệ thuật, luôn luôn
chứa đựng những yếu tố bất ngờ mà nếu giáo viên chịu khó đọc đi đọc lại thì sẽ có nhiều
phát hiện mới mẻ, sâu sắc. Giáo viên nên tiến hành một cách thường xuyên sẽ tạo được
thói quen tốt trong tư duy cũng như nâng cao kỹ năng viết, suy luận phán đoán vấn đề
theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, bình thơ là một công việc hứng thú nhưng cũng
mang đậm dấu ấn chủ quan, có lúc không tránh khỏi ngộ nhận, sai lầm nên giáo viên cần
thận trọng cân nhắc trước khi giới thiệu cho học sinh. Giáo viên cần có sổ ghi chép để tập
bình những ý thơ, đoạn thơ mình tâm đắc nhất trong bài giảng, nhằm tích lũy và bổ sung
làm phong phú thêm bài bình giảng cho học sinh.
2.2.5 Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
Kiểm tra trên lớp: đổi mới cách ra đề theo hướng kích thích hứng thú của học sinh,
tạo điều kiện cho các em phát triển cảm xúc và kỹ năng diễn đạt ý, tăng cường chất văn
cho đoạn nghị luận, bài nghị luận.
Các dạng đề có thể ra cho học sinh: “Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ…”, “Ấn
tượng đậm nét nhất về đoạn thơ, bài thơ….”, “Sắc thái tạo hình và biểu cảm trong hình
tượng thơ…”. Các yêu cầu của bài làm không bó buộc khả năng sáng tạo của học sinh,
giúp các em có khả năng nhận diện các chi tiết, tình tiết trong một bài thơ. Trên cơ sở đó,
các em có thể có những lựa chọn hướng tiếp cận riêng, khuyến khích những bài viết thể
hiện tìm tòi sáng tạo trong diễn đạt ý, trong cách hiểu khác với giáo viên nhưng có lý hay
trình bày theo hệ thống lập luận rõ ràng. Giáo viên cần mạnh dạn cho điểm khá, giỏi trong
bài làm của học sinh, phần lời phê cần chỉ rõ những ưu khuyết điểm trong lập luận, diễn
đạt, hành văn… Công việc kiểm tra này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau
như kiểm tra viết 15 phút đầu giờ, luyện tập viết trong thời gian 5 phút – 10 phút – 15
phút giữa giờ hay kiểm tra 1 tiết, 2 tiết…tùy theo điều kiện thời gian và phân phối
chương trình cho phép.
Bài viết về nhà: phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, hạn chế tối đa việc sao
chép các tài liệu tham khảo có sẵn. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,
giáo viên có thể cho các dạng đề mở, không gò bó sự sáng tạo của học sinh, đây cũng là
dạng đề thích hợp nhất với thao tác bình giảng, không bắt buộc học sinh gò vào khuôn
trình bày hết nội dung bài giảng trên lớp. Một trong những biện pháp hạn chế việc sao
chép mẫu của học sinh là yêu cầu các em lập dàn ý trước khi viết bài, khi nộp bài đồng
thời với nộp dàn ý sẽ tập cho học sinh có thói quen tìm tòi, xây dựng hệ thống lập luận
của riêng mình và hạn chế sự trùng lặp ý tưởng, lời văn, rập khuôn theo tài liệu có sẵn.
2.3 Hệ thống hoá các bước bình giảng thơ
7
Bình giảng thơ là công việc đầy hứng thú và không bị gò bó vào một khuôn khổ
chuẩn mực nào nhất định. Tuy nhiên, để có những định hướng tốt cho bình giảng thơ,
thiết tưởng mỗi giáo viên cũng hình thành hệ thống các bước bình giảng cơ bản để tránh
lan man tùy hứng khi tiếp cận văn bản thơ.
Đối với giảng dạy theo hướng bình giảng trên lớp:
- Trước hết là xây dựng khung bình giảng, tạo cái nhìn tổng thể cho học sinh.
- Bước tiếp theo là phân ý bình giảng, bám sát các đặc trưng thể loại thơ như
ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, bút pháp, thủ pháp tiêu biểu của tác giả. Chú trọng
bám sát văn bản, tránh lối bình tán vô căn cứ.
- Tiến hành bình giảng trên lớp chủ yếu là mang tính gợi mở, không nên sa đà
quá nhiều vào chi tiết dù cho bản thân thật sự tâm đắc mà có thể đề nghị học
sinh phát biểu cảm nhận, sau đó giáo viên điều chỉnh cách hiểu cách cảm phù
hợp nhất.
Xây dựng hệ thống bài viết bình giảng phải lưu ý:
- Tính thống nhất, cân đối giữa các phần trong bài viết.
- Chú trọng từ khâu mở bài, có thể đưa ra cùng lúc nhiều cách mở đề khác nhau
để chọn lựa cách mở đề phù hợp với định hướng của người viết.
- Xây dựng thân bài bảo đảm theo kết c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status