Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu



Thểloại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể. Cùng một loại nhưng lại gồm nhiều thểkhác
nhau. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có những loại nhất định và quan trọng hơn là có một
hình thức thểnào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại chính: tựsự, trữtình và kịch. Tuy
nhiên, nếu xếp các tác phẩm văn trung đại vào ba loại trên e rằng vẫn còn thiếu sót, bên cạnh các tác
phẩm tựsựvà trữtình, kịch ra thì văn học trung đại còn có cảmột khối lượng lớn các tác phẩm
chính luận (một trong những thểloại đươc sửdụng phổbiến vào thời kì này, đặc biệt thời Lý-
Trần). Do vậy, dựa vào những đặc trưng giống nhau của các thểtài, Trần Đình Sử, một nhà nghiên
cứu văn học trung đại lâu năm đã tạm chia văn học trung đại theo những thểloại sau: thơ, văn, phú,
truyện, kịch. Bởi theo ông: “Văn học trung đại trước hết là văn chương của ngôn từ, là nghệthuật
của ngôn từ. Do đó, việc phân loại văn học trung đại gắn liền với nội dung cố định đểtổchức văn
bản.”[26]



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ân còn khá đậm nét trong giới nho sĩ trí thức.
Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh lịch sử 30 năm cuối cùng của thế kỉ XVIII (từ khi Trịnh
Sâm lên ngôi chúa năm 1768 đến lúc Gia Long lên ngôi vua năm 1802). Đây là giai đoạn lịch sử
đầy biến động, với hai nội dung chính làm nên diện mạo thời đại : sự thối nát và khủng hoảng đi tới
sụp đổ của các tập đoàn phong kiến trong nước, khí thế quật khởi chống thù trong giặc ngoài của
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Dựa vào cách phân loại trên, chúng ta nhận thấy mặc dù cùng một loại truyện nhưng trong
truyện lại có những thể nhỏ và mỗi thể có những cách phản ánh cuộc sống riêng tạo nên sự phong
phú, đa dạng cho văn học trung đại về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện. Do vậy, khi giảng
dạy loại hình này, giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu kĩ về thể loại của từng tác phẩm trong SGK.
Cùng với sự phát triển mạnh của truyện và thơ, văn học thời kì này cũng có sự góp mặt của
thể loại kí.
2.1.4.3. Kí : đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, là biểu hiện của ý thức con người thấy không
thể dửng dưng trước những vấn đề, những biến cố xảy ra trong xã hội. Sử học phong kiến chỉ ghi
chép lại việc làm của vua chúa, những “quốc gia đại sự”, không chép chuyện hằng ngày, chuyện
sinh hoạt, cách viết lại khô khan nên, các nhà văn đã tìm đến thể loại kí. Kí có đặc trưng riêng, do
nội dung và quan điểm thể loại của kí qui định. Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình
thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa
nổi lên thành các vân đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Kí có quan điểm thể
loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo
Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu
cho tính xác thực của hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Kí thường không có cốt
truyện có tính hư cấu.
Kí bao gồm nhiều tiểu loại : bút kí, tuỳ bút, hồi kí, nhật kí,...
 Bút kí: bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên
cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
 Hồi kí : kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham gia hay chứng
kiến. bản thân người viết hồi kí luôn luôn được trình bày, mô tả ở ngôi thứ nhất.
 Nhật kí : là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép
hằng ngày theo thứ tự ngày tháng năm về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính
là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến. Khác với hồi kí, nhật kí chỉ ghi chép lại những sự kiện,
những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu.
 Tuỳ bút : Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện có
thật, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về
con người và cuộc sống hiện tại. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn,
không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. Lối
ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác.Trích đoạn « Chuyện cũ trong
phủ chúa Trịnh » đã ghi chép lại một cách chân thực về cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm cũng
như thói nhũng nhiễu dân lành của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, qua đó, tác giả đã bộc lộ những cảm
xúc, suy tư của mình.
Tuy thể loại kí ra đời hơi muộn nhưng cũng có những thành tựu đáng kể như : Thượng kinh
kí sự, Vũ trung tuỳ bút,… Trong đó, Vũ trung tuỳ bút với trích đoạn « Chuyện cũ trong phủ chúa
Trịnh » đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THCS.
Bên cạnh đó, văn học trung đại còn xuất hiện thêm một loại hình nữa, đó là văn chính luận.
2.1.4.4. Văn chính luận:
Văn chính luận xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, có thể nói nó gắn liền với những cuộc đấu
tranh của dân tộc và trong một khoảng thời gian dài nó có một vị trí khá quan trọng trong lịch sử
của dân tộc ta. Văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và
khát vọng của cả một dân tộc. Chẳng hạn như Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần
Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Tuy nhiên, những văn bản này không được đưa vào
chương trình SGK bởi nhiều người quan niệm văn chương chỉ bao gồm những tác phẩm có tính chất
hư cấu nhưng sau đó quan niệm này liền bị bác bỏ và những tác phẩm chính luận đã được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường. Nội dung phản ánh của văn chính luận chủ yếu là thể hiện những quan
Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu
điểm, tư tưởng của đấy nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm
vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu
quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
(Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn). Đó là tinh thần tự hào dân tộc, một dân tộc có truyền thống lịch
sử- văn hóa lâu đời:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
(Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Bên cạnh việc phản ánh tư tưởng cứu nước, chống xâm lăng, văn nghị luận còn phản ánh tinh
thần và ý chí của cha ông trong công cuộc dựng nước. Đó là khát vọng muốn xây dựng một quốc
gia hùng cường, độc lập thể hiện rõ trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ khi ông muốn chọn kinh đô
đất nước “ở vào trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc
đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất cao mà thoáng. Dân cư khỏi
chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
Nói một cách khái quát, văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái
độ của người viết một cách trực tiếp về văn học hay chính trị, đạo đức, lối sống,.. nhằm tuyên
truyền, cổ động cho một phong trào đấu tranh nào đó. Gordiep đã từng nhận định: “Chính luận có
mục đích tuyên truyền, tổ chức quần chúng đưa họ tới cuộc chiến đấu. Nhiệm vụ của nó không phải
là bày tỏ và giải thích những vấn đề chính trị quan trọng mà còn là thuyết phục người nghe, làm
cho họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội trước mắt.
Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Nó trình bày tư tưởng, quan điểm của
mình bằng những luận điểm, luận cứ và lập luận xác thực, rõ ràng.” [30, 430]
Không chỉ có vậy, tính thuyết phục cao của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status