Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông



Hiện nay, với tinh thần dạy học theo nguyên tắc chủ động tích cực, thì khi dạy tác
phẩm kí, người giáo viên cần được cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và đặc
biệt là sách tham khảo (69,2%), khi dạy thì cũng không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ
yếu dạy học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề (57,7%). Tuy nhiên, họ cho
rằng những định hướng kiến thức và phương pháp trong sách giáo viên chưa đầy đủ, chưa rõ
ràng (50%), phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về tác phẩm kí là cần thiết nhưng sách giáo
cũng chưa cung cấp đủ thông tin cho học sinh (69,2%). Ở phần khảo sát này, chúng ta cũng
có thể thấy được thực tế là việc dạy và học tác phẩm kí ít được giáo viên và học sinh quan
tâm, hứng thú khi học là vì những tác phẩm kí thường không nằm trong những bài trọng tâm
để đi thi (38,5%) nên giáo viên thường chỉ dạy cho qua, không chú trọng đến thể loại này
(15,4%). Qua phiếu khảo sát này, chúng ta thấy được cũng có một bộ phận giáo viên hết sức
cố gắng giúp cho học sinh hiểu được một cách nhanh nhất những tác phẩm kí bằng cách cho
học sinh xem băng, đĩa ghi hình, ghi âm, tranh ảnh minh họa trong quá trình giảng dạy của
mình. Với những cố gắng ấy, người giáo viên cũng đồng ý rằng mức độ hiểu tác phẩm của
học sinh nằm trong khoảng từ 50 – 75%, tùy từng trường cũng như năng lực cảm thụ văn học
của mỗi học sinh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n để tạo cảm xúc, giáo viên chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả lời cho học
sinh (trên 56%). Về vấn đề cảm giác của em có năng nề không thì ta có thể thấy có hai ý kiến
trái chiều nhưng gần như tương đương nhau về việc này, một nửa thì cho rằng giờ học văn
nặng nề, nhưng nửa kia thì lại không đồng ý như vậy. Tuy nhiên, riêng các em lớp 12 thì số
lượng trả lời giờ văn không nặng nề và khó khăn lại chiếm hơn 72%. Các em cũng tự đánh
giá về mức độ hiểu tác phẩm kí của mình là từ 50% đến 75%, kết quả gần như trùng khớp
với ý kiến của những giáo viên được hỏi. Chúng ta có thể thấy được mong muốn của học
sinh với thầy cô là cho học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của các em (trên 40%),
các câu hỏi trong giờ giảng văn cần đặt sáng rõ và dẫn dắt cụ thể (trên 38%) và cần chú
ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh (trên 24%). Thế nên, các em đã
nhận thức được rằng, để đạt được điểm cao đối với môn Văn thì chính các em phải hiểu được
tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài (trên 42,9) và đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý
riêng có sáng tạo (trên 33%)
2.2.2.2 Những hạn chế
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng đứng trước yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, việc dạy học văn nói chung cũng như việc dạy tác phẩm kí nói
riêng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục.
Một trong những biểu hiện rõ nhất của hạn chế là vấn đề dạy học của giáo viên. Trong
quá trình giảng dạy, giáo viên chưa đi ra khỏi con đường mòn là chú trọng cung cấp kiến
thức đơn thuần mà không quan tâm nhiều đến phương pháp. Lẽ ra, trong giờ học văn, học
sinh phải được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, được tự mình khám phá cái hay, cái đẹp
của tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, để có thể phát triển năng lực văn học và trưởng thành về
trí tuệ, về tâm hồn và nhân cách, thì ngược lại các em phải lắng nghe, ghi chép những lời
thuyết giảng của giáo viên một cách máy móc, khô khan. Nhìn chung, công việc của giáo
viên phần nhiều là tìm kiếm, phát hiện cái hay, cái đẹp, quy chúng lại thành những nhận định
chung chung và cố gắng truyền thụ cho học sinh khối lượng kiến thức đó một cách nhạt nhẽo,
nhàm chán, rồi kiểm tra kết quả đó bằng con đường tái hiện. Ngay cả những bài giảng mang
tính khơi gợi, kích thích sự sáng tạo của học sinh vẫn không đi ngoài phương pháp giảng dạy
cũ kĩ này. Đó cũng là lí do nhiều năm gần đây đa số học sinh có biểu hiện chán học văn, đến
với giờ giảng văn như là một sự bắt buộc. Đó là chưa kể đến một bộ phận giáo viên đến nay
vẫn còn tỏ ra tâm đắc với giáo án mẫu, những bài soạn giảng mẫu và sử dụng chúng một
cách máy móc, không có sự sáng tạo.
Cho đến nay, vẫn còn không ít trường hợp giáo viên dạy học theo lối đọc chậm cho
học sinh viết, thậm chí còn ghi lại bài học lên bảng cho học sinh chép. Học sinh không được
đến với tác phẩm bằng sự nỗ lực vận động của cá nhân, không được tự giác và tự nhiên cảm
thụ tác phẩm, mà kết quả học tập chỉ thu nhận được bằng sự tiếp thu kết quả tìm tòi, phát
hiện của giáo viên. Đó là một sai lầm cơ bản của giáo viên do không nhận thức đúng đắn vai
trò cảm thụ của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Dường như trong nhiều trường
hợp, giáo viên chỉ quan tâm đến văn bản. Ngoài những yếu tố thuộc về văn bản, đặc biệt là
nhu cầu tự khám phá, tự cảm thụ của học sinh thì chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Vì thế, học sinh luôn phải là “người lắng nghe” chứ không là “người nhập cuộc”. Quá trình
giảng văn trở nên phiến diện, một chiều, trong đó tác phẩm văn học là công cụ chủ yếu của
giáo viên trong quá trình dạy học. Do đó dẫn tới việc học sinh hiện nay gần như bị tê liệt về
cảm xúc, về hứng thú học tập và trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Có thể thấy đôi khi gặp
những bài giảng thầy dạy say sưa, thể hiện được cảm nhận tinh tế qua ngôn từ giàu tính cảm
xúc, và trò cũng say sưa lắng nghe, nhưng nếu phải xác định nội dung khái quát của tác
phẩm thì các em lại lúng túng, có lúc trả lời sai. Như vậy, xét đến cùng, dù cho tiết dạy có
công phu, giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặt hạn chế khác của tình hình dạy học văn nói chung cũng như dạy học tác phẩm kí
nói riêng là giáo viên chưa thật sự chú ý đặc trưng loại thể của tác phẩm văn học nên chưa có
cơ sở chắc chắn để đánh giá, phân tích tác phẩm. Vì vậy, không thiếu những giờ dạy học đã
diễn ra khá bài bản, đảm bảo đúng một quy trình giờ dạy từ mở đầu cho đến kết thúc, nhưng
cuối cùng chính người dạy cũng chưa thật sự hài lòng về nó, bởi họ chưa sử dụng đúng chìa
khóa loại thể để mở đúng cánh cửa chứa ý đồ sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn học.
Do đó, dù cho tiết dạy đã được thực hiện theo đúng quy trình của nó nhưng giáo viên vẫn
không thể khai thác hết giá trị tác phẩm. Nhiều trường hợp giáo viên dạy tác phẩm lịch sử
cũng như dạy văn xuôi, dạy cổ tích giống như dạy truyện ngắn, dạy ngụ ngôn không khác gì
truyện cười…
Thiếu sót phổ biến hơn nữa là trong giờ dạy học văn hiện nay, giáo viên quan tâm
chưa đúng mức đến phần hướng dẫn học tập và chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh. Nhiều
trường hợp giáo viên chỉ tranh thủ vài giây cuối cùng của giờ học để dặn dò một cách sơ sài,
vắn tắt. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng học sinh lười
tư duy, lười suy nghĩ, không phát huy khả năng tự học, tự đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn
chương.
Ngoài ra, khâu ra đề kiểm tra, sửa bài và chấm điểm của giáo viên cũng chưa được
thực hiện theo quy trình hợp lí, không ít đề bài có yêu cầu quá cao hay thiếu chính xác về
mặt khoa học, diễn đạt không rõ ràng trong sáng. Khó khăn về phía học sinh là không hiểu
được yêu cầu của đề, hay hiểu đề nhưng không thể làm sáng tỏ những yêu cầu quá cao, quá
khó khăn đối với trình độ người học. Bên cạnh đó, việc sửa bài cho học sinh còn nhiều thiếu
sót, giáo viên phần lớn chỉ sửa bài chung chung trên lớp, còn lời phê cho bài làm cụ thể thì
hết sức sơ sài, không chỉ ra điểm mạnh và mặt yếu, cũng không gợi ý hướng khắc phục thế
nào. Thậm chí nhiều bài làm chỉ được đánh giá bằng điểm số, ngoài ra không có nhận xét và
sửa chữa gì thêm. Và phần lớn điểm số cho bài làm của học sinh cũng chỉ được giữ ở mức 4,
5, 6 điểm và rất hiếm bài đạt điểm 9, 10. Mặc dù có nhiều bài làm cũng rất xứng đáng được
những điểm này. Hậu quả là học sinh càng ngày càng lười học tập, bởi các em không biết
đâu là chỗ yếu kém của mình để cố gắng khắc phục và dù có cố gắng nhiều hơn nữa thì kết
quả cũng không có gì thay đổi.
Nhìn chung, việc đổi mới phương pháp dạy học tuy đã được
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status