Dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)



Truyện Kiều vốn có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về
nỗi đau đứt ruột). Tác giảdựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (bằng
văn xuôi) của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc đểviết tác phẩm của
mình. Nguyễn Du đã vay mượn đềtài cốt truyện, kèm theo sựsáng tạo để
viết nên Truyện Kiều. Truyện Kiều viết theo thểlục bát và có 3254 câu thơ.
Nguyễn Du đã bỏmột sốchi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất
nhiều chi tiết khác, có thểnói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp
lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉgiữlại những gì phù hợp với
những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thểhiện nó bằng ngòi
bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơluôn đau đời và thắm tình người.
Mộng Liên Đường chủnhân từng có nhận xét: “Lời văn tảra hình nhưmáu
chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ởtrên tờgiấy, khiến ai đọc đến cũng
phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” “Nếu không phải có
con mắt trông thấu cảsáu cõi, tấm lòng nghĩsuốt nghìn đời thì tài nào có
cái bút lực ấy”. Nguyễn Du đa sáng tác lại Truyện Kiều theo đặc điểm loại
hình văn học dân tộc. Nguyễn Du đã kếthừa và phát huy được những ưu
điểm, khắc phục nhược điểm của Kim Vân Kiều truyện đểsáng tạo nên
một kiệt tác mới, toàn bích hơn, sâu sắc hơn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng gian, thời gian đều có ý nghĩa riêng và có
vai trò tác dụng trong việc biểu đạt nội dung.
Trong phương pháp dạy đọc hiểu, giáo viên sẽ sử dụng tất cả các
kiến thức, các phương pháp một cách hợp lý để hướng dẫn, dẫn dắt học
sinh phân tích lý giải, khám phá tác phẩm trên cơ sở đọc tác phẩm. Trong
phương pháp dạy đọc hiểu, học sinh sẽ là người chủ động giải quyết vấn
đề. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, là người đi trước, có
kinh nghiệm giúp học sinh tìm kiếm kiến thức. Phương pháp dạy đọc hiểu
sẽ đáp ứng được yêu cầu: “Đổi mới phương pháp; cải tạo phương pháp;
dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh…..” của BGD.
Chương 2
VẬN DỤNG DẠY ĐỌC- HIỂU VÀO CÁC ĐOẠN TRÍCH
TRUYỆN KIỀU TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
(2006 – 2007)
2.1. Giới thiệu về Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa
Ngữ văn 10 (2006-2007)
2.1.1. Vai trò, vị trí đặc biệt của Truyện Kiều trong nền văn học dân
tộc nói chung và chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng.
Nền văn học nước ta từ thế kỷ XVIII đến XIX đạt được những thành
tựu rực rỡ cả về nội dung thơ văn và nghệ thuật. Để có được những thành
tựu ấy, tầng lớp sáng tác thơ văn giai đoạn này, những người có tư tuởng
tiến bộ, đã trực tiếp đóng góp nên những thành tựu ấy. Mỗi nhà thơ, nhà
văn đều có vị trí quan trọng trong nền văn học góp phần làm nên thành tựu
của văn học một thời kì. Xét trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu
thế kỉ XIX hay xét trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm của ông có vị trí đặc biệt quan trọng.
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều Nguyễn Du
đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao trước đó chưa từng thấy.
Ý nghĩa của Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam, trước hết là
Nguyễn Du phát hiện ra con người bị áp bức đọa đày của những thế kỉ
phong kiến Việt Nam. Phát hiện ra con người bị áp bức, yêu thương bênh
vực, chiến đấu vì sự thiêng liêng cao quý của con người, Nguyễn Du xứng
đáng là nhà nhân đạo vĩ đại. Ong đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong
kiến thối nát thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ
đoạn tàn nhẫn bất công chà đạp lên vận mệnh con người, đồng thời nói lên
lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau
khổ. Nguyễn Du rọi tia nắng nhân đạo chủ nghĩa lên con người thời phong
kiến. Nhân vật của ông cũng hành động trong phạm trù trung, hiếu, tiết,
nghĩa phong kiến, nhưng giau dưới lớp vỏ hợp pháp đó là sự đổi mới vượt
thời đại. Nguyễn Du, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, để cho
con người tự ý thức trước cuộc đời và trước chính mình. Thúy Kiều là một
người con gái bao giờ cũng đau đáu những câu hỏi ý thức về ý nghĩa của
cuộc đời, về ý nghĩa của tình yêu, nhân phẩm, hạnh phúc. Nguyễn Du đã
thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc khi để nhân vật tự ý thức bản thân.
Nguyễn Du là một nhà thơ vừa của thời đại vừa là vượt thời đại và thuộc
về mọi thời đại.
Nguyễn Du là một tác gia lớn của Văn học Trung đại Việt Nam.
Chương trình văn học bậc Phổ thông, Cao đẳng và Đại học đều giảng dạy
tác giả Nguyễn Du. Ong là tác giả tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Ong là một nhà thơ tài
hoa, uyên bác. Với vốn sống phong phú và tấm lòng nhân đạo bao la, ông
đã để lại trong những tác phẩm của mình những tư tưởng tiến bộ. Nguyễn
Du đã thể hiện sự căm ghét chế độ phong kiến thối nát đã đẩy con người
nhất là người phụ nữ đi vào ngõ cụt, đồng thời bày tỏ tấm lòng nhân đạo
với những người bị áp bức bất công. Những tác phẩm của Nguyễn Du đã
góp phần thể hiện tiếng nói chung của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm của ông chiếm một vị trí quan
trọng trong nền văn học Việt Nam và trong chương trình Văn học Phổ
thông. Nó là bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam trong những ngày chế độ
phong kiến Việt Nam suy tàn. Tác phẩm của ông có thể giúp học sinh hình
dung một cách rõ nét bức tranh đương thời của xã hội Việt Nam. Những tác
phẩm của Nguyễn Du là những tác phẩm được sáng tác ra từ một thiên tài
văn học, từ một người có vốn sống phong phú và cách nhìn tiến bộ về xã
hội, con người cho nên kiến thức chứa đựng trong nó là vô cùng phong
phú. Từ những tác phẩm của Nguyễn Du, học sinh không chỉ có được vốn
kiến thức về văn chương, thẩm mỹ mà còn rèn luyện được tư tưởng đạo
đức, cách sống, cách nhìn về xã hội một cách tiến bộ.
Truyện Kiều vốn có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về
nỗi đau đứt ruột). Tác giả dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (bằng
văn xuôi) của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc để viết tác phẩm của
mình. Nguyễn Du đã vay mượn đề tài cốt truyện, kèm theo sự sáng tạo để
viết nên Truyện Kiều. Truyện Kiều viết theo thể lục bát và có 3254 câu thơ.
Nguyễn Du đã bỏ một số chi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất
nhiều chi tiết khác, có thể nói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp
lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với
những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thể hiện nó bằng ngòi
bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luôn đau đời và thắm tình người.
Mộng Liên Đường chủ nhân từng có nhận xét: “Lời văn tả ra hình như máu
chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng
phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”… “Nếu không phải có
con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có
cái bút lực ấy”. Nguyễn Du đa sáng tác lại Truyện Kiều theo đặc điểm loại
hình văn học dân tộc. Nguyễn Du đã kế thừa và phát huy được những ưu
điểm, khắc phục nhược điểm của Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên
một kiệt tác mới, toàn bích hơn, sâu sắc hơn.
Truyện Kiều đã đặt ra một cách sâu sắc nhất nỗi đau khổ và khát
vọng hạnh phúc của con người dưới chế độ phong kiến. Nguyễn Du đã đề
cập đến một vấn đề chủ yếu của thời đại và giải quyết nó theo một lập
trường nhân đạo bao hàm tính nhân dân sâu sắc. Truyện Kiều có giá trị
hiện thực sâu sắc. So với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân, các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ hoàn
chỉnh hơn, nhất trí hơn về bộ mặt, tâm lý, diện mạo, tinh thần, mà còn chân
thực hơn, sinh động hơn các nhân vật trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài
Nhân. Các nhân vật đó có một bản sắc dân tộc, bản sắc Việt Nam rõ rệt
trong nếp nghĩ, trong lời ăn tiếng nói, trong cốt cách tâm lý. Đây là sự gặp
gỡ, kết hợp giữa khuynh hướng hiện thực và khuynh hướn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status