Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông



“Chí Phèo”là tác phẩm viết về đềtài người nông dân nghèo. Đây là một trong
những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, đồng thời cũng là một tác phẩm tiêu
biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
Vềnội dung, tác phẩm phản ánh quá trình tha hóa của một kiếp người nông
dân nghèo khổ, lương thiện, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát.
Nhân vật điển hình là Chí Phèo, xuất thân là đứa bé bịbỏrơi, được nhiều người cưu
mang nhưng trưởng thành vẫn là một thanh niên lương thiện. Chính mâu thuẫn giai
cấp đã đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa, trởthành công cụnguy hiểm
trong tay giai cấp thống trị, đe doạcuộc sống của người dân làng mình. Đến khi gặp
ThịNở, Chí Phèo thức tỉnh, khao khát trởlại cuộc sống lương thiện, nhưng chính cái
định kiến hà khắc của làng đã từchối Chí Phèo. Chí uất ức, tuyệt vọng rồi tựgiải
thoát cuộc đời mình bằng cách trảthù và tựsát. Qua đó, Nam Cao muốn vạch trần bộ
mặt đen tối của giai cấp thống trịvà thểhiện niềm cảm thông sâu sắc đối với những
người bần cùng, khốn khổ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iới nội tâm của nhân vật nên đọc diễn cảm càng có ý nghĩa quan trọng trong việc
giúp HS bắt đúng cái giọng, cái tình và đặt được mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của
nhân vật. Chẳng hạn, đối với “Đời thừa”, Nam Cao sử dụng sự kiện tâm lý của nhân
vật Hộ làm yếu tố cơ bản để tạo nên cốt truyện, và tác phẩm cũng được kết cấu theo
diễn biến tâm lý nhân vật. Vì thế, để tạo được những ấn tượng, những rung cảm và
xúc động thẩm mỹ ban đầu cho HS, không thể không bắt đầu bằng đọc diễn cảm
những đoạn văn miêu tả sự giằng xé, âm thầm, đau đớn, dai dẳng về những bi kịch,
những cuộc vật lộn tinh thần ở nhân vật Hộ. dáng nhân vật từ đó hiện ra trong
trí tưởng tượng của HS sẽ chân thực và thuyết phục hơn. Ngoài ra, “Đời thừa” cũng
là một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu nhất tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật của
Nam Cao. HS không thể tiếp nhận đầy đủ những thông điệp này bằng kể xuôi hay
tóm tắt mà phải bằng BP đọc diễn cảm, để cho tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi
và tạo được không khí giao cảm với HS, đồng thời biến giờ giảng văn thật sự trở
thành một công việc tâm tình, một cuộc trao đổi về vấn đề cuộc sống, về quan điểm
và lí tưởng sống chứ không phải là giờ bàn luận nặng nề về triết lí, về xã hội học.
hay ở tác phẩm “Chí Phèo” cũng vậy, Nam Cao xây dựng nhân vật là những
con người nhỏ bé, khốn khổ và tủi nhục nhưng thế giới nội tâm là một vũ trụ bao la.
BP đọc diễn cảm sẽ giúp HS bước đầu khám phá xúc cảm với những biến thái tinh vi,
những rung động tinh tế trong tâm hồn của nhân vật. Chẳng hạn đoạn văn sau cái
đêm gặp Thị Nở tỉnh dậy, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng trò
chuyện của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá; cái ước
mơ xa xưa hiện về; rồi Chí Phèo cảm giác lo sợ đói rét, ốm đau, sợ tuổi già và cô
độc… Hay đoạn miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi nhận bát cháo hành từ tay
Thị Nở và khi bị Thị Nở từ chối cũng vậy. Đọc đúng ngữ điệu sẽ làm bật lên được
những bước ngoặc bất ngờ hoàn toàn phù hợp với lôgíc bên trong của tâm lí và tính
cách nhân vật.
Về nghệ thuật, một trong những thành công độc đáo của Nam Cao là cách sử
dung ngôn ngữ đa âm, phức điệu. Đặc biệt là sự đan xen lời nhân vật và lời người dẫn
truyện. Nếu đọc diễn cảm ngay đoạn đầu của tác phẩm, HS sẽ thấy được khả năng
hóa thân, nhập vai của tác giả vào nhân vật Chí Phèo để suy nghĩ, nói năng bằng
tiếng nói của nhân vật: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn
chửi. Bắt đầu hắn chửi trời, rồi chửi đời, tức mình hắn chửi cả làng Vũ Đại” (Lời
người trần thuật); “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! tức chết đi được!” (Lời nhân
vật); “không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn cho hắn khổ đến nông nổi này?” (Lời
người trần thuật, thuật lại lời của nhân vật). Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa
đọc văn với đọc các tác phẩm khoa học khác. Đọc diễn cảm tác phẩm văn học sẽ giúp
ta không phải chỉ thu nhận hiện thực được phản ánh vào trong tác phẩm mà điều quan
trọng là nắm bắt được cái phần chủ quan của tác giả, cái ý định của tác giả khi phản
ánh. GS Phan Trọng Luận cũng khẳng định: “Nghệ thuật đọc diễn cảm chính là nghệ
thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu
hiện của tác giả, quan hệ giữa chủ quan người đọc và chủ quan tác giả để truyền đạt
được tiếng nói tình cảm của tác giả đến bạn đọc” [36, tr.196].
Khác với “Chí Phèo” và “Đời thừa”, khi đến với “Đôi mắt”, chúng ta nhận
thấy Nam Cao không đi vào miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật mà đặc biệt chú ý
đến dáng điệu, cử chỉ, diện mạo bên ngoài và ngôn ngữ đối thoại. Tuy nhiên, chúng
ta không thể xem nhẹ việc đọc diễn cảm một vài đoạn tiêu biểu về nhân vật Hoàng để
giúp HS dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng được một dáng xa lạ, sống khép kín,
quay lưng lại với nhân dân, với kháng chiến. Từ đó các em có cơ sở phân tích, nhận
xét, đánh giá đúng đắn về nhân vật này. Mặt khác, sử dụng BP đọc diễn cảm đối với
tác phẩm “Đôi mắt”, chúng ta cũng sẽ làm toát lên được yếu tố tự truyện, một trong
những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho thiên truyện ngắn
này, giúp người đọc dễ dàng nhận thấy vấn đề Nam Cao đề cập không chỉ dành riêng
cho Hoàng và Độ, cho giới văn nghệ sỹ mà còn thể hiện quan niệm, thái độ của chính
mình. Đó là sự đoạn tuyệt dứt khoát với cách sống và quan niệm nghệ thuật xa lạ, sai
lầm của lớp nhà văn cũ, trong đó có tác giả, và bộc lộ sự lựa chọn dứt khoát: hoà
nhập vào cuộc kháng chiến của nhân dân, của dân tộc.
Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ là công việc mở đầu cho một tiết học, càng
không phải chỉ để rèn luyện kỹ năng cho HS, để tạo không khí cho bài học hay tạo
một ấn tượng hoàn chỉnh về bài văn mà chủ yếu là làm xuất hiện năng lực tưởng
tượng, giúp HS cảm thụ đúng tác phẩm. BP này cần được tiến hành song song suốt
quá trình giảng văn, để giúp cho việc dạy và học văn phù hợp với đặc trưng của bộ
môn và tâm lí nhận thức của HS.
2.3.2. Biện pháp so sánh trong phân tích văn học
So sánh đối chiếu trong phân tích văn học là một khuynh hướng, một trào lưu
nghiên cứu văn học ở nhiều nơi trên thế giới. Trong nghiên cứu và phê bình văn học,
so sánh được sử dụng một cách khá rộng rãi và có hiệu lực thật sự. Khi đọc Hoài
Thanh, chúng ta dễ nhận thấy so sánh được ông sử dụng một cách tài tình và linh
hoạt. Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Chế Lan Viên… trong những bài phân tích văn
học của mình cũng nhờ so sánh để chỉ ra vẻ đẹp độc đáo của bài văn, bài thơ. Trong
giảng dạy văn học cũng vậy, so sánh là một BP rất hiệu quả và phổ biến để giúp HS
hiểu sâu hơn, chính xác hơn những nét về nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc
nghệ thuật của tác phẩm văn chương. So sánh trong phân tích văn học rất đa dạng và
phong phú, bởi vì giới hạn so sánh dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và những mối
liên hệ hữu cơ vốn có của nó với cuộc sống sản sinh và nuôi dưỡng nó. Tuy nhiên,
khả năng và giới hạn so sánh không chấp nhận trường hợp lạm dụng tùy tiện, chủ
quan mà đòi hỏi phải được xác định trên nguyên tắc chặt chẽ và có cơ sở khoa học
xác đáng.
Chẳng hạn, khi phân tích nhân vật Chí Phèo, muốn làm rõ ý nghĩa điển hình
tha hóa của nhân vật này, không có BP nào hiệu quả hơn việc so sánh Chí Phèo với
Chi Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và anh Pha (trong “Bước đường cùng” của
Nguyễn Công Hoan). Cơ sở để đi vào lựa chọn, so sánh là cả ba tác phẩm này đều có
sự gần gũi về loại hình tác phẩm, về đề tài và thời điểm sáng tác, đồng thời những
nhân vật này cũng có hoàn cảnh gần giống nhau. Tuy nhiên, chị Dậu và anh Pha đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status