Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý học ở Việt Nam từ 1975 đến nay - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay



MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC . .1
MỞ ĐẦU .3
Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀVẤN ĐỀ CHỦ
NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC ỞVIỆT
NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.10
1.1. Cơsởxã hội và tưtưởng:.10
1.1.1. Cơsởxã hội:.10
1.1.2. Cơsởtưtưởng:.15
1.2. Tình hình nghiêncứu:.22
1.2.1. Những năm 1975 – 1985:.26
1.2.2. Những năm 1986- 2000:.32
1.2.3. Những năm đầu thếkỷXXI:.41
Chương 2 VẤN ĐỀCHỦNGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC GIÁO
TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.53
2.1. Lược thuật nội dung các giáotrình bàn vềchủnghĩa hiện thực:.54
2.1.1. Chủnghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Lê Đình Kỵ:.54
2.1.3. Chủnghĩa hiện thực theo nghiên cứu của ĐỗVăn Khang:.74
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáotrình lýluận văn học vềvấn đềchủnghĩa hiện thực:.78
Chương 3 VẤN ĐỀCHỦNGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC TIỂU
LUẬN, CHUYÊN KHẢO VỀLÝ LUẬN VĂN HỌC ỞVIỆT
NAM TỪ1975 ĐẾN NAY.95
3.1. Khái niệm:.96
3.2. Thời điểm xuất hiện của chủnghĩa hiện thực:.100
3.2.1. Chủnghĩa hiện thực trong văn học cổphương Đông:.101
3.2.2. Sựxuất hiện của chủnghĩa hiện thực ởViệt Nam:.104
3.3. Văn học phản ánh hiện thực:.108
3.3.1. Khái niệm hiện thực:.108
3.3.2. Vấn đềvăn học phản ánh hiện thực:.115
3.4. Vịtrí và quan hệcủa chủnghĩa hiện thực:.131
3.4.1. Vịtrí của chủnghĩa hiện thực:.131
3.4.2. Mối quan hệcủa chủnghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác:.136
3.5. Xuhướng vận động và phát triển của chủnghĩa hiện thực:.142
KẾT LUẬN . .153
TÀI LIỆU THAM KHẢO.157



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắc sau:
“Nguyên tắc I: Coi hiện thực trực tiếp là đối tượng của nghệ thuật, chủ
nghĩa hiện thực phê phán rất tôn trọng các chi tiết chân thực, lịch sử, cụ thể
(Ăngghen)
Nguyên tắc II: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình
và hoàn cảnh điển hình (Ăngghen)
Nguyên tắc III: “Nghệ thuật phải có tính khuynh hướng rõ rệt, tác phẩm
nghệ thuật phải là “bài thơ ai oán không dứt vì cảnh tan rã không thể tránh khỏi
của xã hội thượng lưu”, phải “thấy rõ “những đối thủ chính trị quyết liệt nhất của
mình” để phơi bày và phủ định nó”
Nguyên tắc IV: “Không được Sinle hóa mà quên mất Sêchxpia”. Nghĩa là
không được biến nhân vật thành người phát ngôn lộ liễu. Nguyên tắc là “vô ngã”;
là “hóa thân”, nghệ sĩ không can thiệp vào sự vật, để cho sự vật nói lên toàn bộ
bản chất của nó” [27, tr.281].
77
Ở phần này, các nguyên tắc được Đỗ Văn Khang nêu một cách ngắn gọn và
không có diễn giải, dẫn chứng.
Về Phong cách sáng tác của phương pháp hiện thực phê phán, Đỗ Văn
Khang viết: “Dũng cảm đứng giữa dòng đời, mà “cây đời thì mãi mãi xanh tươi”,
nghệ thuật hiện thực phê phán làm cho phong cách của nó rất phát triển”. Từ nhận
xét khái quát này, ông đã diễn giải cụ thể hơn. Biểu hiện thứ nhất của sự phát triển
phong cách là: “Nếu bút pháp của nghệ thuật lãng mạn đạt tới phong độ trữ tình
say đắm, thì bút pháp của nghệ thuật hiện thực phê phán đạt tới chiều sâu của sự
phân tích nghiêm ngặt, với “chiều rộng của tầm mắt, sự táo bạo của tư tưởng, tính
chân xác của ngôn từ, và những điều tiên đoán thiên tài về tương lai” (Gorki) [27,
tr.281].
Biểu hiện thứ hai là: “Nếu quy mô tài năng của các nghệ sĩ lãng mạn tích
cực dù là bậc thầy, cũng chỉ phản ánh được một số cảnh đời, một số phận; thì quy
mô tài năng của các nghệ sĩ hiện thực phê phán như L.Tôxtui đã trở thành tấm
gương phản chiếu cách mạng Nga” (Lênin), còn Bandắc lại dựng lên được cả một
thời kỳ dài của xã hội mà các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê thời đó
gộp lại cũng không nói đủ “những điều tuyệt diệu nhất”, xảy ra ở xã hội Pháp lúc
đó.
Và cuối cùng, “Sự đổi mới về phong cách của nghệ thuật hiện thực phê phán
so với nghệ thuật lãng mạn còn thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng nhân vật”.
Theo ông, nhân vật của nghệ thuật lãng mạn nặng về tượng trưng, ước lệ, còn nhân
vật của nghệ thuật hiện thực phê phán “nói năng, vận động trong môi trường lịch
sử cụ thể với những tính cách bên trong sinh động. Hơn thế, phong cách phân tích
nghiêm ngặt và trào lộng của nghệ thuật hiện thực phê phán, chưa có nghệ thuật
nào đạt tới sự phân tích toàn diện và sắc sảo cái số phận quá chua cay của họ đến
như vậy” [27, tr.282].
Như vậy, bằng việc so sánh với phong cách của các nhà văn lãng mạn, Đỗ
Văn Khang đã chỉ ra sự vượt trội về phong cách của các nhà văn hiện thực.
78
Nhìn chung, trong khuôn khổ hạn hẹp nhất, Đỗ Văn Khang đã cố gắng nói
được nhiều nhất về chủ nghĩa hiện thực.
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáo trình lý luận văn học về vấn đề chủ nghĩa hiện
thực:
Theo Huỳnh Như Phương, có lẽ sau môn triết học và mỹ học thì lý luận văn
học có sức khái quát và trừu tượng hơn cả. Vì lẽ đó, việc biên soạn giáo trình lý
luận văn học không hề giản đơn. Tuy nhiên, do nền lý luận văn học Việt Nam ra đời
khi lý luận văn học thế giới đã định hình và có được những thành tựu đáng kể, nên
khi bàn về bất cứ vấn đề nào, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có được những
tiền đề hết sức thuận lợi. Trước khi xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 60, chủ
nghĩa hiện thực đã có mặt trong giáo trình của các nền lý luận văn học lớn trên thế
giới, nhất là lý luận văn học Liên Xô. Xuất hiện trong những giáo trình lý luận văn
học từ 1975 đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã có lịch sử ít nhất là 15 năm được bàn
đến ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể nói rằng, việc biên soạn giáo trình về vấn đề
chủ nghĩa hiện thực từ 1975 đến nay có những thuận lợi rất đáng kể. Tuy nhiên, với
mục tiêu trang bị cho người học một cái nhìn khách quan và bao quát về chủ nghĩa
hiện thực, giáo trình lý luận văn học Việt Nam cần thoát khỏi trường nhìn của các
nhà lý luận Xô Viết, những người mà nó từng “chịu ơn”. Mặt khác, là các giáo trình
ra đời sau, nhất là trong bối cảnh đổi mới của đất nước, các giáo trình sau 1975 cần
thể hiện được sự độc lập nhất định với các giáo trình trước đó, cần có sự năng động
cần thiết với những nhu cầu mới của thời đại. Vì vậy, nó phải chọn lọc những yếu tố
hợp lý để kế thừa, đồng thời mạnh dạn có những thay đổi kịp thời với những quan
niệm đã trở nên ấu trĩ. Dựa trên những yêu cầu ấy, có thể thấy việc biên soạn giáo
trình lý luận văn học sau 1975 có những thuận lợi và thách thức riêng. Với những
thuận lợi và thách thức ấy, các giáo trình lý luận về chủ nghĩa hiện thực sau 1975 đã
được giới thiệu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Do chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng văn học mang tính lịch sử, đồng
thời là vấn đề lý thuyết đã được nền học thuật thế giới công nhận nên việc trình bày
79
vấn đề có nhiều điểm giống nhau giữa các giáo trình lý luận văn học Việt Nam là
điều dễ hiểu. Thật vậy, xem xét những bộ giáo trình được biên soạn từ sau 1975 đến
nay, chúng ta dễ dàng nhận ra sự giống nhau ấy.
Điểm giống nhau trước hết là các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận chủ nghĩa
hiện thực là một hiện tượng mang tính lịch sử, chống lại quan điểm dung tục đề cao
quá mức chủ nghĩa hiện thực nhưng thực chất là không hiểu đúng đắn bản chất của
chủ nghĩa hiện thực. Cả ba nhà nghiên cứu đều xác định chủ nghĩa hiện thực chính
là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác có quá trình phát sinh, phát triển
và kết thúc.
Về đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực, các nhà nghiên cứu đều bàn đến một
số đặc điểm phổ biến của chủ nghĩa hiện thực như điển hình hóa, tính khách quan
và sự chân thực của chi tiết. Bàn đến chủ nghĩa hiện thực, có lẽ không ai không biết
đến câu nói nổi tiếng của Ăngghen: “Theo tôi, ngoài sự chân thực của các chi tiết
ra, chủ nghĩa hiện thực phải phản ánh được những tính cách điển hình trong những
hoàn cảnh điển hình”. Theo Ăngghen, hai yếu tố quan trọng của chủ nghĩa hiện
thực là chi tiết chân thực và điển hình hóa. Khi chi tiết đã chân thực, tính cách và
hoàn cảnh đều mang tính điển hình thì chắc chắn hình tượng nhân vật nói riêng và
tác phẩm nói chung phải mang tính khách quan. Như vậy, câu nói của Ăngghen đã
bao hàm cả ba vấn đề: sự chân thực của chi tiết, điển hình hóa và tính khách quan.
Chính vì vậy, các giáo trình của chúng ta đều mổ xẻ, phân tích chủ nghĩa hiện thực
theo những tiêu chí trên. Đi sâu vào từng vấn đề, sự lý giải cũng có nhiều điể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status