Bạo hành gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Bạo hành gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2
2.1. Ý nghĩa lý luận 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu: 3
3.1. Mục tiêu tổng quát: 3
3.2. Mục tiêu cụ thể: 3
4. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu. 3
4.1. Đối tuợng nghiên cứu: 3
4.2. Khách thể nghiên cứu: 3
4.3. Phạm vi nghiên cứu: 3
4.4. Mẫu nghiên cứu: 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 6
5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 6
5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 7
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu: 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 8
2. Một số khái niệm công cụ: 8
2.1. Bạo hành gia đình: 8
2.2. Các dạng bạo hành gia đình: 9
2.2.1. Bạo hành về thể chất: 9
2.2.2. Bạo hành tinh thần: 9
2.2.3. Bạo hành tình duc: 10
2.2.4. Bạo hành kinh tế: 10
2.2.5. Bạo hành xã hội: 11
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ 12
1.1. Về Huyện Hương Trà: 12
1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ 12
1.2.1. Vị trí địa lí: 12
1.2.1. Hệ thống chính trị 12
2. Tổng quan về bạo hành gia đình ở Việt Nam: 16
3. Kết quả nghiên cứu: 19
3.1. Thực trạng bạo hành gia đình ở Thị trấn Tứ Hạ: 19
3.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bạo hành: 24
4. Hậu quả của bạo hành: 24
4.1. Đối với nạn nhân là phụ nữ: 24
4.1.1. Hậu quả về thể chất: 24
4.1.2. Hậu quả về tinh thần: 25
4.1.3. Các hậu quả khác: 25
4.2. Đối với gia đình: 25
4.3. Đối với xã hội: 26
5. Nguyên nhân của bạo hành gia đình: 27
6. Một số giải pháp hạn chế và khắc phục nạn bạo hành gia đình: 28
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
1. Kết luận: 30
2. Khuyến nghị: 31
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dân phần lớn sống ở môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng giới; Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ các quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các quan niệm “tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ” . Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đến vai trò ở chốn “phòng the, bếp núc”. Mỗi ông chồng là một ông vua trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ.
Đối với kinh tế, người đàn ông có nghĩa vụ làm ra tiền cùng người vợ đảm bảo cuộc sống gia đình. Nhưng có những người làm ra tiền mà không đưa cho vợ, hay người chồng bỏ bê việc nhà, không lao động sản xuất mà chỉ lo hưởng thụ trên sức lao động của người vợ, hay kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời phụ thuộc vào tiền nong, nhục mạ khi người bạn đời không có kinh tế, làm cho gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ.
2.2.5. Bạo hành xã hội:
Đối với xã hội, người phụ nữ sống trong tình trạng bị cô lập, tách biệt với xã hội bên ngoài. Cắt đứt mối quan hệ với những người thân trong họ hàng nhà vợ, bạn bè thân hữu. Cô lập người bạn đời trong nhà không cho giao tiếp với bất cứ ai. Họ bị ngăn cản không được tham gia bất kỳ hoạt động nào của xã hội như đi học, đi làm hay phải sống phụ thuộc một cách miễn cưỡng vào người đàn ông, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Hiện nay, mặc dù người phụ nữ được tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhưng phần lớn họ không được chồng chia sẻ các việc gia đình. Con số điều tra 150 gia đình ở Hà Nội mà cả hai vợ chồng đều đi làm, thì phụ nữ phải làm thêm việc nhà trung bình 2 giờ 28 phút, trong khi nam giới chỉ mất 32 phút, nghĩa là người chồng làm ít hơn người vợ 4 lần. Đó là chưa kể co khoảng 8% đàn ông hầu như không tham gia vào việc gia đình (Tạp chí Gia đình và Trẻ em, tháng 11 – 2006)
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ
1.1. Về Huyện Hương Trà:
Hương Trà là một huyện cùng kiệt của tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là huyện cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế. Tổng diện tích của huyện là 555km2. Người dân ở Hương Trà dựa vào nông nghiệp là nguồn thu quan trọng, 50% dân số sống bằng nghề làm nông. Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nông nghiệp nên Hương Trà vẫn là một huyện nghèo. Tỉ lệ cùng kiệt là 20,55%, 24%số hộ thiếu ăn ít nhất 2 tháng một năm. Tình trạng này chiếm tỉ lệ cao hơn ở các xã miền núi và bán sơn địa như Hồng Tiến, Hưong An, Hương Thọ, Bình Thành.
1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ
1.2.1. Vị trí địa lí:
Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền, phía Tây giáp với xã Hương Văn, phía Nam giáp xã Hương Vân, phía Bắc giáp xã Hương Điền. Nằm trên con đường giao thông quan trọng Quốc lộ 1A.
Thị trấn Tứ Hạ là địa bàn trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội của huyện Hương Trà, có hơn 70 cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, Tỉnh huyện đóng trên địa bàn, đặc biệt các nhà máy xi măng Luck Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 845.4 ha, về dân số có 1921 hộ với 8511 khẩu và hàng ngày có hàng ngàn người qua lại làm ăn. Hộ theo Phật và Thiên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu. Là địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, có hai chùa và hai niệm phật đường.
Thị trấn Tứ Hạ được phân chia làm 10 khu vực dân cư để quản lí và điều hành, cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là: dịch vụ - thương mại - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị.
1.2.1. Hệ thống chính trị
Đảng bộ Thị trấn có 14 chi bộ trực thuộc trong đó:
Có 2 chi bộ quân sự công an
Có 2 chi bộ trường học
Có 10 chi bộ khu vực dân cư
Có 222 Đảng viên đang sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn thị trấn.
- Mặt trận và các đoàn thể quần chúng
Mặt trân Tứ Hạ bao gồm có 10 ban công tác mặt trận
Hội cựu chiến binh gồm có 9 chi hội với 203 hội viên
Hội phụ nữ gồm có 10 chi hội với 972 hội viên
Đoàn Thanh niên gồm có 13 chi đoàn với 218 đoàn viên
* Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua tình hình Thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều viêc làm cho người lao động, đời sống của nhân dân Thị trấn từng bước được nâng cao.
- Về dịch vụ thương mại:
Được xác định là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của Thị trấn năm 2008. Trong năm qua UBND đã tích cực vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân mạnh dạn đầu tư và mở rộng kinh doanh dịch vụ. Vì vậy kinh doanh dịch vụ tiếp tục được phát triển tốc độ khá trên cả 3 vùng 9(vùng trung tâm, vùng nhà máy, vùng cua phú ốc), đặc biệt sau khi cầu Tứ Phú được đưa vào sử dụng tình hình phát triển của thị trấn có khá hơn, các tuyến đường nội thị ở khu vực trung tâm, đường bờ sông ở khu vực dân cư 8, kinh doanh buôn bán ở chợ được phát triển hơn so với trước, các loại hình như dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở từng buớc phát triển mở rộng. Tổng giá trị thương mại - dịch vụ ước đạt 34,6 tỷ đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng 19,7% so với năm 2007
- Về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Cũng là mộ trong những chương trình trọng điểm đã đượcc Thị trấn tập trung mọi nguồn lực, phối hợp với các ban nghành cấp huyện quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo mọi điều kiện thuận lợi vay vốn, đồng thời phối hợp với phòng công thương mở lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất, các nghành nghề thủ công nghiệp như cơ khí, mộc dân dụng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, thêu ren… đã có những chuyển biến hơn và thu hút được nhiều lao động tham gia. Tổng giá trị thủ công nghiệp ước đạt 29,5 tỷ đồng, đạt 101,7% tăng 20% so với năm 2006.
- Về sản xuất nông nghiệp;
a. Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 306,57ha, giảm 2,53ha so với năm 2006. Trong đó:
Diện tích lúa cả năm 170,68 ha, đạt 98,53% so với kế hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 106 ta/ha, tăng 9,01 tạ/ha, sản lượng lúa 901,27tấn, đạt 98,2% so với kế hoạch, tăng 41,05 tấn so với năm 2006.
Sản xuất giống lúa xác nhận cả năm là 5,05ha, năng suất bình quân 54,21tạ/ha, sản lượng 27,33tấn, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất 90% diện tích.
Diện tích lạc 59,25ha, năng suất 24 tạ/ha, đạt 96% kế hoạch, tăng 5,2tạ/ha,sản lượng đạt 122 tấn.
Diện tích cây sắn 59,25ha, tăng 0,35ha, năng suất 195 tạ/ha, sản lượng 1155,37tấn.
Diện tích xen canh các loại cây trồng khác 24ha, sản lượng 15,5 tấn.
Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đưa 0,5ha màu ở khu vự dân cư 4 của chương trình phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư trên 7 triệu đồng
b. Chăn nuôi:
Động viên nhân dân ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status