Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của học sinh trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình



MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Lý do lý luận 1
1.2. Lý do thực tiễn 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Khách thể nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
6. Nhiệm vụ của đề tài 2
7. Phạm vi nghiên cứu 2
8. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1. Trên thế giới : 4
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1. Kỹ năng và các giai đoạn hình thành kỹ năng 7
1.2.2. Kỹ năng tổ chức 9
1.2.3. Biểu tượng toán học 12
1.2.4. Trò chơi 13
1.2.5. Trò chơi toán học 14
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 15
1.4. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng toán học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi : 16
1.5. Kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 17
1.5.1.Khái niệm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học 17
1.5.2. Quy trình tổ chức hướng dẫn trò chơi học tập 18
1.53 Quy trình tổ chức hướng dẫn trò chơi toán học 19
1.5.4. Quy trình hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 19
1.6. Các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình đang thực hiện 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Tổ chức 24
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 26
2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu. 26
2.2.1. 5 trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi 26
2.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 31
2.4 Tiến độ thời gian thực hiện đề tài 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi của học sinh trường TCSP mầm non Thái Bình 34
3.1.1. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần nhận thức 34
3.1.2. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thiết kế 35
3.1.3. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần kết cấu 36
3.1.4. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ. 38
3.1.5. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần giao tiếp 40
3.2. Nghiên cứu thực nghiệm 44
3.2.1. Giả thuyết thực nghiệm 44
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm 46
3.2.3. Kết quả thực nghiệm 48
3.3. Kết luận chương 3 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 56
Tài liệu tham khảo 58
Tiếng Nga 59
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rẻ không bị rối khi nghe nội dung chơi và luật chơi. Nét mặt của cô giáo phải thể hiện đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với hoàn cảnh của trò chơi. Các cử chỉ phải đa dạng, tinh tế làm trẻ không bị phân tán. Kỹ năng này học sinh được học ở môn làm quen với văn học.
18- Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo là thích được khen. Để duy trì hứng thú chơi của trẻ cô giáo phải biết động viên trẻ kịp thời, đúng lúc. Lời khen của cô giáo phải chân tình, nhấn mạnh vào nội dung cần khen, hướng các trẻ khác chú ý để làm gương. Kỹ năng này học sinh được học ở môn giáo dục học, tâm lý học trẻ em.
19- Biết xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Khi trẻ chơi, có rất nhiều tình huống xẩy ra. Có tình huống cô đã lường trước được cũng có tình huống xảy ra ngoài dự kiến của cô. Cô giáo phải có những biện pháp xử lý đúng lúc các tình huống trên cơ sở tôn trọng cá nhân trẻ, công bằng và không làm mất hứng thú chơi của trẻ. Kỹ năng này học trong môn tâm lý học trẻ em
20- Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác. Trong khi hướng dẫn trẻ chơi cô giáo vừa là người hướng dẫn trẻ chơi vừa là bạn của trẻ. Có những vấn đề cô phải bàn bạc với trẻ, với các cô giáo khác. Kỹ năng giao tiếp của cô trong trường hợp này phải chú ý như tránh những câu nói lóng, câu nói không có chủ hay vị ngữ. Kỹ năng này học sinh học ở môn tâm lý học và môn làm quen với văn học.
Trên đây là 20 kỹ năng tối thiểu mà học sinh cần có để tổ chức tốt trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi. Ở trường THSP mầm non, chúng tui thường dạy các kỹ năng đơn lẻ mà chưa liên kết chúng với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Một số kỹ năng dạy ở môn giáo dục học, tâm lý học, văn học còn một số kỹ năng được dạy ở phần thực hành của môn toán. Do đó học sinh nắm các kỹ năng còn rất yếu, chưa đầy đủ, chưa hệ thống.
Từ thực tế và dựa vào cơ sở lý luận về kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina chúng tui đưa các kỹ năng tổ chức này thành các nhóm sau:
* Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 1, 2, 3, 4.
* Nhóm kỹ năng thiết kế gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 5, 6, 7, 8.
* Nhóm kỹ năng kết cấu gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 9 ,10, 11 ,12.
* Nhóm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 13, 14, 15, 16.
* Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 17, 18, 19, 20.
Các nhóm kỹ năng này liên hệ rất chặt chẽ với nhau đúng như sơ đồ mối quan hệ kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina. Các nhóm kỹ năng luôn hỗ trợ cho nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau theo sơ đồ sau:
Nhận thức
Thiết kế
Giao tiếp
Kết cấu
Tổ chức
thực hiện
Hình 3: sơ đồ mối quan hệ giữa các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học
Khi thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học không phải tất cả các học sinh thực hiện như nhau. Có học sinh nắm vững lý thuyết, thực hành tốt. Có học sinh nắm lý thuyết tốt nhưng thực hành còn sai sót nhiều. Có học sinh không nắm được lý thuyết và thực hành cũng yếu. Tất cả đều phụ thuộc vào sự học hỏi, luyện tập của học sinh cũng như sự hướng dẫn của giáo viên sư phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tài liệu chúng tui thấy các nhà tâm lý học và giáo dục học đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động chơi của trẻ. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu nhiều về trò chơi phân vai theo chủ đề, còn trò chơi toán học mới quan tâm ở mức độ rất khiêm tốn. Các nhà toán học chủ yếu nghiên cứu hứng thú toán học ở cấp học phổ thông còn ở mẫu giáo hầu như ít được quan tâm. Các nhà giáo dục học mầm non đã nghiên cứu nhiều hoạt động chơi của trẻ, đặc biệt chú trọng tới trò chơi phân vai theo chủ đề còn trò chơi toán học mới dừng ở mức độ để nó nằm trong trò chơi học tập nói chung. Như vậy lĩnh vực trò chơi toán học còn mới mẻ, do đó có thể nói đề tài mới chỉ tập trung vào các phần cơ bản nhất của trò chơi toán học. Bên trong trò chơi toán học chắc chắn còn nhiều điều thú vị mà đề tài chưa đề cập đến được.
Về kỹ năng và kỹ năng tổ chức có nhiều quan niệm nhưng đề tài sẽ dựa vào quan điểm của Nguyễn Ánh Tuyết về kỹ năng.
Về kỹ năng tổ chức đề tài sẽ dựa trên hệ thống kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina để xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.
Về mức độ đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học, phần lý thuyết đề tài dựa vào các cấp độ đánh giá của B.Bloom, phần thực hành đề tài sẽ dựa vào mức độ hình thành kỹ năng của K.K. Platônốp để xây dựng tiêu chí đánh giá.
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu
Trường TCSP mầm non Thái Bình có khoảng 2000 học sinh theo học ở các hệ đào tạo từ sơ cấp đến đại học. Trong đó hệ trung học sư phạm chính quy 12+2 là hệ đào tạo chính của nhà trường. Khoá học 2004-2006 hệ trung học sư phạm chính quy 12+2 có 250 học sinh. Trong 250 em đi thực tập tốt nghiệp có 107 em thực tập ở nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi còn lại thực tập ở nhóm mẫu giáo 3 –4 tuổi; 4 –5 tuổi và nhà trẻ. Do đó đề tài lấy 107 em thực tập ở nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi làm khách thể chính.
Để đánh giá các mức độ thực hiện kỹ năng của học sinh chúng tui đã chọn 27 giáo viên sư phạm phụ trách các đoàn thực tập và giáo viên mầm non hướng dẫn thực hành làm khách thể phụ. Những giáo viên này đã cùng chúng tui bàn bạc, thảo luận về những kỹ năng cơ bản nhất để đánh giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh.
Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh và áp dụng một số biện pháp nâng cao mức độ hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi, do đó chúng tui đã chọn số trẻ 5 –6 tuổi của 18 nhóm mẫu giáo (khoảng 500 trẻ) để đánh giá kết quả tổ chức trò chơi toán học của học sinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Để nghiên cứu có trọng tâm, đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng một cách
chính xác và khách quan ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, đề tài đã đưa ra 5 trò chơi toán học tiêu biểu, có tính khái quát để cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thực hiện. Vì tìm được nội dung của các trò chơi toán học đối với học sinh là rất khó khăn. Hơn nữa giáo viên đánh giá có người biết trò chơi toán học nhưng cũng có người biết rất lơ mơ về trò chơi toán học do dó đề tài đã đưa vào 5 trò chơi toán học để làm công cụ đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh. Học sinh sẽ chọn 1 trong 5 trò chơi này để thực hiện trên cơ sở đó giáo viên sẽ đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.
2.2.1. 5 trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi
I- Trò chơi tìm đúng số nhà
Mục đích: Củng cố biểu tượng số tự nhiên từ 1-10, biểu tượng các số đã được thêm bớt trong phạm vi 10. Rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.
Chuẩn bị : Cô giáo có 4 cái nhà, trên m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status