Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
Lời mở đầu 3
Phần I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 4
I. Ưu thế và khuyết tật của thị trường 4
1. Khái niệm cơ chế thị trường 4
2. Ưu thế của thị trường 5
3. Những khuyết tật của cơ chế thị trường 6
II. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 6
1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô 7
2. Chức năng kinh tế của chính phủ 7
3. Các công cụ điều tiết của chính phủ 12
Phần II: Vị trí kinh tế của chính phủ ở nước CHXHCN Việt Nam trong giai
đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 17
I. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế 17
II. Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn “từng bước công
nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước 20
1. Công nghiệp hóa và hiện đạI hóa ở Việt Nam 20
2. Vai trò của chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
ở nước ta 22
3. Các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng trong giai đoạn
“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 26
4. Những vấn đề chính phủ phải giải quyết trong giai đoạn
“công nghiệp hóa và hiện đại hóa “ 31
Phần III: Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam và vai trò của
chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay 33
I. Thực trạng nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền
kinh tế 33
1. Thực trạng của nền kinh tế 33
2. Thực trạng quản lý kinh tế của nhà nước ta 34
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của chính phủ 35
Kết luận 37
Danh mục tài liệu tham khảo 38
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

inh tế chỉ huy, nhà nước quy định công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quyết định mô hình và cách thức sản xuất. Việc thay đổi cũng phải được sự đồng ý của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường chính phủ vì lợi ích chung của toàn xã hội mà sẵn sàng nhập những công nghệ tốt và can thiệp những tổ chức, những công ty... nhập những công nghệ có hại cho cộng đồng.
Sản xuất cho ai: Trong nền kinh tế chỉ huy, nhà nước quyết định phân chia tổng sản phẩm quốc dân cho từng ngành, từng gia đìnhvà từng cá nhân. Có nghĩa là các đơn vị sản xuất giao nộp hàng hoá đã sản xuất cho chính phủ, từ đó chính phủ phân phối đều các mặt hàn đến các ngành, các gia đình thông qua tem phiếu. Trong nền kinh tế thị trường thì cả nhà nước và thị trường tham gia vào việc phân phối. Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp cho những người nghèo, người về hưu..., trợ cấp cho những vùng bị thiên tai. Đối với một số hàng hoá nhà nước khuyến khích bằng cách giảm thuế, trợ cấp theo giá cả (trợ giá) .
Qua đây ta thấy, nền kinh tế chỉ huy hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ do chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh, sản xuất không thông qua cung- cầu trên thị trường, bên cạnh đó hệ thống cơ quan nhà nước rất đồ sộ làm cho nhà nước phải có chi phí quá lớn vào hẹe thống này. Trên thực tế cơ chế kinh tế chỉ huy này đã được áp dụng ở các nước XHCN trước đây và nó đã bị tan rã .
Tuy nhiên, sự điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế thị trường không phải là không có mặt trái của nó. Chẳng hạn như: Đối với thuế quan, nó có tác động làm giảm lượng hàng nhập khẩu và chính phủ thu được một khoản tiền từ loại thuế này, tăng lượng hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nó sinh ra chi phí ròng mà xã hội phải chịu để bù đắp cho doanh nghiệp sản xuất thêm đồng thời người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng khi có thuế quan hay nói cách khác nó là phần thiệt hại do người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng. Hơn nữa, chính phủ dùng thuế quan để bảo vệ một số ngành trong nướcbằng cách định mức thuế xuất-nhập khẩu hàng hoá nào đó cao đến mức chấm dứt việc nhập khẩu hàng hoá đó, do vậy ngành sản xuất loại hàng hoá tương tự ở nội địa được bảo hộ. Điều này làm cho ngành đó không có tính cạnh tranh, không tìm kiếm những cách sản xuất mới để giảm chi phí dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm .
Về hạn ngạch (quota) là giới hạn số lượng hàng nhập khẩu quota do chính phủ cấp và tuỳ từng tình hình mà chính phủ cho phép nhập khẩu từng loại hàng hoá là bao nhiêu. Tác động của quota cũng giống như của thuế quan nhưng khác một điều là phần thuộc về chính phủ khi có thuế quan thì bây giờ lại thuộc về những người có quota. Do vậy có sự tranh giành nhau để có quota nhập khẩu dẫn đến xuất hiện các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ...
Về chính sách tiền tệ có tỷ giá hối đoái thả nổi: Khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (để chống lạm phát) làm cho lãi suất tăng lên, do đó việc đầu tư vào nước này là rất hấp dẫn dẫn đến mức cầu về đồng tiền đó tăng, nên làm cho xuất khẩu giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn (do giá trị đồng tiền nước đó cao), làm cho xuất khẩu ròng giảm từ đó tổng cầu (AD) giảm nên công ăn việc làm giảm, cán cân thương mại bị thâm hụt. Việc định giá đồng tiền quá cao cùng với tỷ giá hối đoái thả nổi làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. (Điều này thực tế đã xảy ra ở Mỹ và Nhật đầu những năm 80). Chính phủ quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương bình quân nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động, hạn chế sự bóc lột của người thuê công nhân. Mức lương tối thiểu có thể đảm bảo lợi ích trước mắt cho một bộ phận công nhân nhưng xét về mặt dài hạn nó làm thệt hại đến lợi ích của toàn bộ lực lượng lao động ở chỗ làm tăng đội quân thất nghiệp. Như thế nó đã ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng một nguồn lực quan trọng của xã hội. Tương tự, trên thị trường hàng hóa, việc quy định mức giá tối thiểu cao hơn giá trị cân bằng của thị trường có thể đảm bảo lợi ích trước mắt cho người bán nhưbg trong dài hạn giá tối thiểu không khuyến khích đổi mới kỹ thuật và hạ thấp chi phí do đó sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ quy định chính sách giá tối đa tức là bằng cách ban hành đạo luật quy định một mức giá thấp hơn giá trị cân bằng của thị trường buộc người mua phải thanh toán theo giá đó. Nó được sử dụng khi ở trên thị trường nào đó hàng hoá trở nên khan hiếm và có xu hướng tăng giá mạnh ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của những người tiêu dùng. Việc quy định giá hàng hoá đó thấp hơn giá trị cân bằng của thị trường sẽ dẫn đến việc giảm sản lượng của các doanh nghiệp trong nước và ngược lại làm tăng cầu của người tiêu dùng. Tình trạng khan hiếm hàng hóa đó xuất hiện và người mua sẽ phải cạnh tranh một cách quyết liệt với nhau để mua được một lượng hàng hạn chế với mức giá thấp. Chính phủ có thể dùng biện pháp tem phiếu để cung cấp lượng hàng hóa có hạn với mức giá mà chính phủ mong muốn. Việc phát hành tem phiếu này lại gắn liền với việc xuất hiện thị trường chợ đen buôn bán tem phiếu hay hàng hóa với giá cao, thêm vào đó là những người không có nhu cầu về hàng hóa đó song vẫn được cung cấp tem phiếu sẽ sử dụng nó một cách lãng phí làm thiệt hại đến hiệu quả chung của nền kinh tế .
Tuy trong quá trình chính phủ can thiệp vào thị trường gặp phải nhiều mâu thuẫn giữa hiệu quả, công bằng và ổn định, giữa dài hạn và ngắn hạn, nhưng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ có sự ưu việt hơn cả và được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng .
phần II : vị trí kinh tế của chính phủ ơ nước cộng hòa
xhcn việt nam trong giai đoạn “từng bước
công nghiệp hóa và hiện đại hóa “đất nước
Đất nước ta đang tự khẳng định mình bằng công cuộc “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa “. Mặc dù chúng ta mới đang lẫm chẫm từng bước nhưng có sự điều tiết của chính phủ ở tầm vĩ mô thì cái đích trước mắt nhất định chúng ta sẽ sớm đạt được. Để có được những thành tựu đáng kể của ngày hôm nay, chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã bao phen phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của chính phủ Việt Nam trong quản lý nền kinh tế của đất nước nói chung và nhất là trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hóa và hiệh đại hóa “đất nước. Thực tế chứng minh rằng: Chính phủ Việt Nam luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước .
I.Vị trí kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định sự lựa chọn phát triển nền kinh tế theo định hướng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status