Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ 8
1.1. Khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự 8
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự 23
1.3. Các yếu tố bảo đảm năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự 30
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG 37
2.1. Thực trạng năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 37
2.2. Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại về năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 62
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ 69
3.1. Quan điểm bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự 69
3.2. Những giải pháp bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 74
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tội phạm trong những trường hợp do Luật Tố tụng hình sự quy định (cùng chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật) và tại Điều 191 được hiểu rằng tranh luận giữa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị cáo hay người bào chữa phát sinh “sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, Kiểm sát viên trình bày những lời luận tội và đề nghị kết tội bị cáo … và xem đó là giai đoạn trong trình tự tố tụng hình sự” [22, tr.533].
Từ Thông báo 01-TB/BCĐCCTP ngày 31/05/2002 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp về việc tổ chức phiên toà mẫu ở một số địa phương để rút kinh nghiệm nhằm “Bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà” của Nghị quyết 08 thì vấn đề tranh tụng tại phiên toà hình sự đã kích thích việc nghiên cứu càng lúc càng nhiều hơn làm sáng tỏ về nhận thức giữa tranh tụng, tranh tố tụng hình sự và tranh luận tại phiên toà; những yếu tố cấu thành, đảm bảo về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà hình sự … và tuy Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung) 2003 không quy định tranh tụng thành Điều văn trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật, nhưng “cũng đã quy định theo hướng mở rộng yếu tố tranh tụng mà cụ thể là nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà và Kiểm sát viên có trách nhiệm hỏi, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ cáo trạng” [18, tr.40]. Thực tế vẫn còn có Kiểm sát viên chưa nhận thức được.
Như vậy, trước yêu cầu Kiểm sát viên phải nhận thức kịp thời quy định của pháp luật thì đây cũng là một trong những hạn chế khi được phân công thực hiện nhiệm vụ.
Mặt khác, tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” là nguyên tắc khẳng định trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì giai đoạn xét xử là giai đoạn mang tính chất quyết định đối với vụ án và tương ứng với giai đoạn này là việc Kiểm sát viên được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các Điều 206, 207, 218, 247 và 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự và các Điều 17, 18 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà như: Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; tham gia xét hỏi; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm … Vẫn còn bộc lộ những thiếu sót:
Trước hết cần xác định rằng xét xử án hình sự sơ thẩm: là giai đoạn tố tụng rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tại phiên toà sơ thẩm, Toà án công khai tiến hành điều tra chính thức toàn bộ các tình tiết của vụ án bằng cách kiểm tra chứng cứ, tài liệu thu thập ở giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu, lời khai mới với sự tham gia đầy đủ của những chủ thể phía tiến hành tố tụng, phía tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ, theo quy định của pháp luật, nhất là những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Và từ đó, Toà án xem xét, ra phán quyết công khai việc bị cáo có phạm tội hay không, biện pháp áp dụng về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo phạm tội, các biện pháp tư pháp khác có liên quan đến tội phạm như xử lý tài sản, vật chứng … và quyết định về án phí.
Tại phiên toà, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thể hiện trong suốt giai đoạn này mà tập trung nhất là phần tranh luận để bảo vệ việc buộc tội đối với bị cáo đã truy tố.
Thực hiện Quyết định 120/2003/QĐ-VTC (V9) ngày 09/04/2003 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về cơ cấu bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân ở cấp tỉnh, Viện Kiểm sát An Giang có 9 phòng, trong đó có phòng thực hành quyền công tố-kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; phòng thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự. Trước đó, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của sơ thẩm và phúc thẩm được giao cho một phòng chuyên trách; hoạt động kiểm sát điều tra của từng loại án là những phòng riêng. Ở cấp huyện, chia làm 03 bộ phận, trong đó có bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, ở tỉnh từ chuyên khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được tách ra phần thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm giao về cho các phòng kiểm sát điều tra.
Việc thực hiện trong những năm qua cho thấy Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà còn bộc lộ một số thiếu sót:
* Thiếu sót trước hết là chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Hồ sơ vụ án được xác lập là cả một quá trình thu thập của cơ quan điều tra. Cùng với quá trình đó, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thực hiện nhiệm vụ vừa hướng dẫn, vừa phối hợp để củng cố chứng cứ và xem xét các vấn đề có liên quan đạt yêu cầu xử lý vụ án và tất cả những mâu thuẩn tồn tại cần được giải đáp, xử lý trong thời gian luật định. Cùng với sự tồn tại khách quan của vụ việc được xác định có tội phạm xảy ra và điều tra tái hiện lại hành vi phạm tội của bị can thì điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tuy đã thể hiện thái độ khách quan trong thực hiện trách nhiệm nhưng vẫn có những yếu tố chủ quan thậm chí thoả mãn với kết quả đã đạt qua hồ sơ vụ án. Và sau khi có cáo trạng truy tố chuyển hồ sơ sang Toà án thì Luật sư và Thẩm phán được phân công tiếp cận nghiên cứu thực hiện việc xét xử, bào chữa …
Như vậy, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố cần nâng chất lượng nghiên cứu hồ sơ. Thực tế, vẫn còn tình trạng nghiên cứu hồ sơ vụ án còn sơ sài, không sâu, không kỹ và dễ thoả mãn với kết quả điều tra của cơ quan điều tra nên nắm không chắc các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết của vụ án; những mâu thuẩn giữa các chứng cứ buộc tội, gỡ tội hay những thiếu sót phải được điều tra bổ sung để làm rõ thêm lại không được phát hiện. Cũng từ nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không đầy đủ nên còn tình trạng cáo trạng viết dập khuôn kết luận điều tra, luận tội thì lập lại cáo trạng do không tổng hợp, phân tích được các chứng cứ, chuẩn bị không sát việc xây dựng đề cương xét hỏi và các vấn đề dự kiến tranh luận tại phiên toà. Nên có vụ, cấp phúc thẩm huỷ bản án và giao về cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, như:
Bản án xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Quới, phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo kháng cáo xin gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status