Rau trái trái vụ - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Rau trái trái vụ



MỤC LỤC
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết sản xuất rau trái trái vụ 8
2. Ý nghĩa sản xuất rau trái trái vụ 9
3. Rau trái - nguồn dinh dưỡng quý giá 13
4. Kết luận 14
Phần II : TỔNG QUAN VỀ RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Khái niệm 15
2. Tình hình sản xuất rau trái trái vụ ở nước ta 15
3. Các loại trái cây trái vụ ở nước ta 16
4. Các loại rau củ trái vụ ở nước ta 21
Phần III: CHẤT LƯỢNG RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Dinh dưỡng trong rau trái trái vụ 24
2. Các yếu tố ảnh hưởng đên chất lượng của rau trái trái vụ 26
Phần IV : KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ
1. Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ 29
2. Kỹ thuật sản xuất rau trái trái vụ 35
Phần V : HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI
1. Hướng phát triển mới 62
2. Kết luận chung 63



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sự thành
công hay thất bại của sản xuất rau trái vụ, ngày nay, yếu tố này vẫn giữ vai
trò quan trọng nhưng do những phát triển và sự đa dạng hóa ngày càng
nhiều giống cây trồng cho phù hợp với từng thời điểm sản xuất cụ thể,
người nông dân có thể chủ động lựa chọn thời điểm sản xuất thích hợp, kết
hợp với giống cây trồng hợp lý, vẫn có thể cho chất lượng rau trái cao và
năng suất tương tự sản phẩm chính vụ.
 Kỹ thuật chăm sóc: các sản phẩm rau quả trái vụ đòi hỏi những yêu cầu về
kỹ thuật canh tác cao hơn so với các sản phẩm chính vụ. Kỹ thuật chăm sóc
được xem như là những “ bí quyết” để mang lại chất lượng sản phẩm với
hiệu qủa cao nhất. Trên cùng một đối tượng sản phẩm, mỗi người nông dân,
mỗi địa phương sẽ có biện pháp canh tác khác nhau sao cho phù hợp với
điều kiện thực tế của điạ phương. Kỹ thuật canh tác để rau trái trái vụ cho
năng suất cao và chất lượng tốt trở thành một “ nghệ thuật” của người nông
dân.
 Đặc điểm thời tiết , khí hậu: đây là yếu tố chi phối đến khả năng chống chịu
sâu bệnh, khả năng chịu được thời tiết bất lợi của các sản phẩm. Thông
thường, trồng cây trái vụ thường phải đối diện với nguy cơ từ sâu bệnh
nhiều hơn so với chính vụ, ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố thời tiết, khí
hậu không thuận lợi cho canh tác trái vụ. Để khắc phục những hạn chế của
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 28
các yếu tố này, cần phối kết hợp nhiều biện pháp canh tác, từ khâu
chọn giống ban đầu đến khâu chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 29
PHẦN IV KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ
4.1. Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ
4.1.1 Sản xuất quả trái vụ:
Có nhiều phương pháp để sản xuất quả trái vụ. Sau đây là quy trình sản xuất quả
trái vụ đang được áp dụng phổ biến ở nước ta.
Có nhiều phương pháp điều khiển cây ra hoa : biện pháp canh tác, phương pháp sử
dụng hóa chất. Tùy thuộc vào từng loại cây, mà chúng ta chọn phương pháp cho phù hợp.
Biện pháp canh tác:
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 30
Xông khói:
Xông khói để kích thích xoài ra hoa là một kỹ thuật được Gonzales thực hiện từ
năm 1923 ở Philippines. Dutcher (1972) cho rằng việc xông khói thật sự kích thích xoài
ra hoa hơn là đơn giản chỉ gây ra sự phát triển của mầm hoa đã hình thành trước đó. Tác
động của biện pháp xông khói lên sự ra hoa xoài được giải thích do tác động của nhiệt
gây ra bởi việc hun khói (Gonzalez, 1923), do tác động của khí CO và CO2 cùng với
nhiệt (Galang và Agati, 1936). Tuy nhiên, biện pháp này không được áp dụng phổ biến vì
tốn nhiều công lao động, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết nhưng kết quả không đáng tin
cậy.
Cắt rễ
Tổng quan về tình hình áp dụng biện pháp cắt rễ trên ngành trồng cây ăn trái ở
một số nơi trên thế giới, Khan và cộng sự (1998) cho biết cắt rễ là một kỹ thuật có thể
làm giảm sự sinh trưởng trên cây táo (Maggs, 1964, 1965; Geisler và Ferree, 1984;
Schupp và Ferree, 1990). Biện pháp cắt rễ còn được áp dụng rộng rãi trong nghề làm
vườn ở Châu Âu nhằm làm giảm kích thước tán cây và kích thích sự tượng mầm hoa và
đậu trái (River, 1866). Phương pháp này cũng được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất
táo ở miền đông nước Mỹ trong những năm đầu thập niên 1990 (Schupp, 1992).
Việc cắt rễ đã có hiệu quả ngăn cản sự tích luỹ ở mức độ cao các chất
carbohydrate, làm giảm sự sinh trưởng của cây xoài và làm cho cây đạt năng suất cao.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cũng được ghi nhận. Chất đạm trong trong lá
tương tự nhau ở tất cả các nghiệm thức và cao hơn mức độ tiêu chuẩn, chất kali,
magnesium và Bore nằm trong mức độ tiêu chuẩn nhưng lân và canxi thì thấp hơn mức
độ tiêu chuẩn. Kulkarni (2002) cho rằng việc cắt rễ góp phần làm giảm sự trao đổi chất
ức chế sự ra hoa mà chủ yếu là Gibberellin và gián tiếp làm giảm nguồn cung cấp
Cytokinin.
Hình 8 : Xới gốc bón phân cho cây bưởi trước khi xiết nước và phun
Paclobutrazol kích thích bưởi ra hoa
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 31
Khấc thân hay khoanh cành:
Việc khoanh hay khấc thân (cành) gây ra sự tích luỹ những sản phẩm trao đổi chất
được tạo ra trên chồi (carbohydrate, ABA và auxin) ở phần trên vết khoanh nhưng đồng
thời những chất dinh dưỡng hay những chất đồng hoá (Cytokinin, Gibberellin và đạm)
được cung cấp bởi rễ cũng được tích luỹ ở phần dưới vết khoanh (Meilan, 1997) và
những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa (Zimmerman và cộng sự..., 1985;
Hackett, 1985). Việc khoanh thân đã làm phá vỡ tế bào mô libe nên trực tiếp ảnh hưởng
đến sự vận chuyển các sản phẩm đồng hoá (Noel, 1970; Goldschmidt và cộng sự..., 1985;
Menzel và cộng sự..., 1995).
Nhằm xác định hiệu quả của biện pháp khấc thân cây lên sự ra hoa và sự sản xuất
của giống xoài Tommy Atkins ở Brazil, José (1997) đã tiến hành khấc thân cây xoài ở
giai đoạn từ 30-90 ngày trước khi phun Nitrate kali, kết quả cho thấy khấc thân 60-75
ngày trước khi phun Nitrat kali sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa và thu hoạch sớm hơn cây đối
chứng 23 ngày nhưng sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây bị khấc kém hơn so với đối
chứng. Rath và Das (1979) cho biết trên giống xoài Langra ở Ấn Độ, khấc cành trong
năm nghịch (off-year) cây xoài ra hoa sau 122 ngày với tỉ lệ 42%, cao hơn so với đối
chứng (8%) nhưng thấp hơn khi khấc cành có kết hợp với phun chất ức chế tăng trưởng
Cycocel ở nồng độ 3.000 mg/L (62,3%).
Biện pháp khấc thân hay khoanh cành còn có tác dụng làm tăng sự đậu trái trên
cây có múi do đặc tính tự bất dung hợp (self-incompatibility) hay thiếu hạt phấn có sức
sống. Ngoài ra, việc khấc thân ở gần mặt mặt đất cũng có thể tạo điều kiện cho nấm gây
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 32
bệnh thối gốc (xì mủ) tấn công. Giải thích về các kết quả nầy, nhiều tác giả cho rằng
mạch libe không liền hoàn toàn sau khi khấc đã làm giảm từ từ khả năng vận chuyển các
chất đồng hoá của cây.
Hình 9 : Kích thích xoài ra hoa bằng khấc thân
Hình 10 : Kích thích nhãn ra hoa bằng khấc thân
Biện pháp sử dụng hóa chất:
Sử dụng hóa chất để kích thích sự ra hoa trái vụ hiện nay được áp dụng rất phổ
biến và mang lại hiệu quả cao. Paclobutazol là loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất.
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
Rau trái trái vụ Trang 33
Đặc tính của paclobutazol (PBZ)
 Tên hoá học của PBZ là: (2RS,3RS)-1-(4-chlorophenyl)-4,4-dimethylethyl-
2-(1H-1,2,4-triazol-l-yl) pentan-3-ol và có công thức hoá học tổng quát là
C16H20ClN3O.
 PBZ là chất lưu dẫn có thể được mang lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân
hay cả tế bào chết. PBZ di động trong mô xylem và di chuyển lên bằng sự
thoát hơi nước (Charler, 1987).
 PBZ là một chất làm chậm sự tăng trưởng (retardant) thông qua sự ức chế
quá trình sinh tổng hợp GA. PBZ có thể được hấp thu qua lá, tán cây, thân
và rễ, được di chuyển qua mô xylem đến bên dưới chồi sinh mô....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status