Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. Ý thức pháp luật và vai trò của nó trong sự phát triển đời sống xã hội 6
1.1.1. Ý thức pháp luật - quan niệm và kết cấu 6
1.1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong sự phát triển đời sống xã hội 14
1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 18
1.2.1. Nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 18
1.2.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 33
Chương 2 : Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở NƯỚC TA - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 49
2.1. Ý thức pháp luật ở nước ta - những nhân tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra 49
2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến ý thức pháp luật ở nước ta 49
2.1.2. Những vấn đề đặt ra về ý thức pháp luật trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 68
2.2. Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 79
2.2.1. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật 79
2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật 85
2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật 89
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 104
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ọng án Trương Văn Cam.
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân chủ đòi hỏi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và pháp luật xử sự bình đẳng trước mọi người. Nền dân chủ, sự bình đẳng, công lý và pháp luật suy cho cùng, cái đích đạt tới của nó là quyền con người. Trên thực tế, pháp luật đóng vai trò thể chế hóa, cụ thể hóa các nội dung dân chủ, làm cho dân chủ thông qua pháp luật mà đi vào cuộc sống, pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ, xử lý các vi phạm dân chủ, ủng hộ và khuyến khích các hoạt động dân chủ.
Trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, ý thức pháp luật của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước có đóng góp rất lớn. Bởi vì, họ là những người thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi nhiều mặt trên mọi lĩnh vực của nhân dân, đặc biệt là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Để thực hiện được quá trình dân chủ hóa này, đòi hỏi cán bộ công nhân viên chức Nhà nước phải có ý thức pháp luật cao, tâm lý pháp luật phải kiên định vững vàng, có kiến thức pháp luật rộng, công minh chính trực và có tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao. Việc đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp, công bằng qua các vụ việc cụ thể trong mối quan hệ giữa Nhà nước, công dân, giữa các bộ phận, các cá nhân khác nhau trong xã hội chính là sự thể hiện công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội; thái độ, tác phong, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức nhà nước sẽ tạo cho nhân dân tin tưởng hơn vào sự công bằng dân chủ của pháp luật. Từ đó thúc đẩy họ tham gia vào quá trình xây dựng Nhà nước, hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tâm lý pháp luật của cán bộ hành chính, có ảnh hưởng rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể, nếu họ giải quyết một cách hợp tình hợp lý, đúng với quy định của pháp luật thì họ sẽ tạo thêm niềm tin đối với nhân dân, và ngược lại, vì một lý do nào đó (chẳng hạn trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp hay có thái đội coi thường pháp luật), họ giải quyết không minh bạch, điều đó ảnh hưởng tới pháp luật Nhà nước cũng như không đảm bảo được tính khách quan dân chủ. Đối với những cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, tâm lý pháp luật của họ tác động rất lớn đến việc xử lý từng trường hợp cụ thể. Nếu họ xét xử công minh, xử lý đúng người, đúng tội thì người dân sẽ có cảm tình với pháp luật, yên tâm tin vào pháp luật hơn. Ngược lại nếu việc xét xử không đúng người, đúng tội thì người dân dễ có thái độ coi thường pháp luật. Như Bác Hồ đã nói: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", tự do ở đây là tự do trong khuôn khổ của pháp luật XHCN cho phép, chứ không phải là tự do quá trớn. Chẳng hạn, trong điện kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, mọi công dân đều được tự do buôn bán kinh doanh, nhưng không thể buôn bán ma túy, các hàng quốc cấm… Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, một số cán bộ có chức có quyền đã vi phạm các điều cấm trong pháp luật Việt Nam. Vì lợi nhuận cao, họ đã lợi dụng chức quyền, bất chấp pháp luật, coi thường pháp luật, họ không tự điều chỉnh được hành vi của mình, hành vi mà pháp luật không cho phép làm thì họ lại làm dù họ là người hiểu biết rõ về pháp luật. Như vậy, ý thức pháp luật, cụ thể là tâm lý pháp luật có vai trò rất lớn, nó giúp con người tự điều chỉnh hành vi của bản thân và hành vi của người khác trong xã hội.
Để nhân dân có thể hưởng các quyền tự do, dân chủ và thể hiện nghĩa vụ của mình thì họ phải có một trình độ hiểu biết, một thái độ đúng đắn và một khả năng nhất định khi sử dụng pháp luật. Sự kết hợp nhận thức pháp luật và tình cảm pháp luật thể hiện ở trình độ ý thức pháp luật, tâm lý pháp luật của người đó. Song nhận thức về pháp luật của mỗi người là khác nhau, do vậy sự hưởng thụ các quyền tự do, dân chủ và thực hiện nghĩa vụ của mình cũng có phần khác nhau. Trên thực tế, do trình độ nhận thức về pháp luật có hạn, một số đối tượng không hiểu rõ về pháp luật, thậm chí hiểu sai pháp luật, do đó có thái độ chống đối pháp luật. Đối với các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, trình độ văn hóa thấp, văn hóa pháp lý hạn chế, họ hiểu biết rất ít về pháp luật, thậm chí không cần quan tâm tới pháp luật, họ xem thường pháp luật, lảng tránh pháp luật. Trong các hành vi của mình họ không chú ý tới pháp luật, nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà họ vẫn không biết. Điều này không phải do họ cố ý mà nhiều khi do không biểu biết các quy định của pháp luật, không có tình cảm đối với pháp luật, một phần do họ quen sống và xử sự theo phong tục tập quán làng xã "lệ làng".
Từ xa xưa, phong tục, tập quán, lệ làng ở nước ta thể hiện ý chí chung của cộng đồng dân cư làng xã nên các quy định của lệ làng, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, nội dung rất cụ thể dễ nhớ, dễ thực hiện, thường được các thành viên của cộng đồng tự giác thực hiện. Mặt khác nó tồn tại và phát triển cùng với truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng góp phần trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Lệ làng thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư làng xã, được hình thành tự phát và tồn tại song trùng với ý thức pháp luật, nó vừa là yếu tố thống nhất hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật, vừa có yếu tố mâu thuẫn với quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật, nhất là ở Việt Nam hiện nay đang xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, XHCN cho nhân dân. Đối với nhân dân ảnh hưởng của "lệ làng" trong sự hình thành ý thức pháp luật, thể hiện ở cách xử sự trong các quan hệ không theo quy định của pháp luật mà theo tập quán thói quen lâu đời… thái độ xem thường pháp luật, coi trọng "lễ nghi" phong tục, mặc dù có những lễ nghi phong tục lạc hậu, phản khoa học…
Đối với các cơ quan nhà nước sự xem thường pháp luật cũng có những biểu hiện, nhất là các địa phương tùy tiện đặt ra những quy định trái pháp luật hay cán bộ công chức thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức quyền làm trái pháp luật, tệ quan liêu, cửa quyền… đang là vấn đề nhức nhối cho xã hội như vụ trọng án Tân Trường Sanh, dệt Nam Định.
Sự phân tích trên cho thấy, phong tục, tập quán, thói quen, lệ làng có một phần nhỏ đã làm hạn chế sự phát triển tâm lý pháp luật và trong một số trường hợp đã làm cho tâm lý pháp luật phát triển theo hướng tiêu cực. Tâm lý pháp luật phát triển theo hướng không tích cực thì hiển nhiên việc thực hiện pháp luật bảo đảm cho nền dân chủ XHCN cũng không tránh khỏi phát triển theo hướng đó.
Tâm lý pháp luật luôn góp phần điều chỉnh mọi hành vi, mọi mối quan hệ của con người. Nếu tâm lý pháp luật tích cực thì đa số hành vi của con người diễn ra thuận chiều với quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Ngược lại, tâm lý pháp luật t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status