Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 10
1.1. Quan điểm phát triển con người trong lịch sử triết học trước Mác 10
1.2. Quan điểm phát triển con người trong triết học Mác - Lênin 15
1.3 Quan điểm phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) 22
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39
2.1. Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay 39
2.2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển con người ở Việt Nam hiện nay 63
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người, từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay, vẫn được
nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Tất
nhiên, trong mỗi thời đại, con người được chú ý nghiên cứu trên các bình diện khác
nhau. Đến nay, quan điểm hiện đại về phát triển con người đã được thừa kế, bổ sung
bằng nhiều nội dung mới và được nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mình, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nhanh
và bền vững.
Thực ra vấn đề phát triển con người theo xu hướng hiện đại đã được C.Mác đề
cập cô đọng trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848). Nhưng đến cuối
thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục
tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm
đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu về phát triển con người đòi hỏi phải
luận giải một cách toàn diện, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Đây là một yêu cầu cấp bách, cơ
bản và lâu dài cho chiến lược phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề là ở chỗ, mặc dù coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã
hội, và do đó, phát triển con người thường được nhiều quốc gia ưu tiên hàng đầu cho
việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhưng trên thực tế, không phải quốc gia nào
cũng làm được điều này, kể cả các quốc gia phát triển có nhiều tiềm lực về kinh tế. Việc
phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới mức độ nào, ngoài việc dựa
trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào quan điểm, chính sách và chương trình
hành động của từng quốc gia, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong
điều kiện quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập
là xu thế tất yếu của thế giới đương đại, các quốc gia đang đứng trước những cơ hội và
thách thức lớn đối với sự phát triển của mình. Theo đó, việc phát triển con người của các
quốc gia cũng được đặt trước những cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là đối với các
nước đang phát triển. Toàn cầu hóa mở ra những cơ hội to lớn cho các nước đẩy nhanh
quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các
quá trình xã hội, chẳng hạn, làm mất công bằng xã hội, tăng nhanh khoảng cách phân
hóa giàu nghèo, mở rộng rủi ro an sinh xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống, đánh mất
bản sắc văn hóa truyền thống, v.v...
ở Việt Nam, Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trong bản "Tuyên ngôn
độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố với thế giới về quyền được sống,
quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền cơ bản và bất khả xâm
phạm của mọi người và mọi dân tộc. Người nhấn mạnh, việc phấn đấu không ngừng để
thực hiện các quyền của con người, đó cũng là mục tiêu phấn đấu, là mục đích tối cao
của mọi hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các quyền của con người là sự kết
tinh từ những tinh hoa tiến bộ nhân loại và của truyền thống Việt Nam qua mấy ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Phát triển là của con người, do con người và vì
con người - đó là giá trị trường tồn của nhân loại và cũng là của văn hóa Việt Nam.
Trong tất cả các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng đến sự nghiệp giải
phóng, xây dựng và phát triển con người Việt Nam. Đặc biệt, trong 20 năm qua, bằng
việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực
và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; công cuộc đổi mới toàn diện đã
mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho nhân dân Việt Nam, trong đó, các cơ
hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng. Có thể nói, thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta
trong gần 20 năm qua là thành tựu về phát triển con người.
Chúng ta đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự nhận thức một cách toàn
diện về vấn đề phát triển con người, coi nguồn lực con người là "giá trị quý báu nhất" và
đóng vai trò quyết định nhất; con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển. Trong các văn kiện của mình, Đảng ta luôn chú trọng đến việc đề ra những chính
sách nhằm phát huy có hiệu quả cao nhất nguồn lực con người. Trong "Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta khẳng định: "Vì hạnh
phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân" [10,
tr. 13](1). Tại Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh con người là động lực và mục tiêu của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển con người ở nước trong thời kỳ vừa qua, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, cũng còn nhiều hạn chế về cả mặt nhận thức và hành động.
Bối cảnh phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay vừa có những cơ hội
mới, vừa đứng trước nhiều thách thức. Điều đó đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện,
để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển con người, đảm bảo cho sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới hiện
nay.
Vì những lý do trên đây, chúng tui chọn đề tài "Một số quan điểm cơ bản về
phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện
nay" để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ triết học của mình.


R4N2Dl78iqWqP32
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status