Thiết kế ga đường tàu điện ngầm - Ga trụ cầu - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thiết kế ga đường tàu điện ngầm - Ga trụ cầu



Buồng chứa động cơ được sử dụng để bố trí động cơ điện với các bộ giảm tốc, cơ cấu truyền động, nút điều khiển và các cơ cấu phụ. Buồng động cơ nằm ở đầu trên của cầu thang cuốn, trong thành phần tiền sảnh ngầm và ở tầng dưới của tiền sảnh ngầm.
Kích thước buồng chứa động cơ phụ thuộc vào số lượng và chủng loại băng tải, chiều rộng lối đi giữa chúng và giữa các móng biên và tường. Những kích thước đó được quy định trong chỉ dẫn về lắp ráp và khai thác băng tải. Chiều cao thông thuỷ của phòng máy tối thiểu là 2,7m.
Trong đồ án này, đường ngầm cầu thang cuốn gồm có 3 vệt băng tải, chiều cao của tiết diện đường hầm là 8,1m.
- Chiều cao thông thuỷ khoang chứa động cơ ứng với loại băng tải đó là 3,2m.
- Chiều dài khoang chứa động cơ là 21,5m.
Vỏ lắp ghép của đường ngầm cầu thang cuốn đi tới sảnh kết thúc bằng đầu đỉnh. Đầu đỉnh được làm từ bêtông toàn khối và nối tiếp với kết cấu toàn khối của phòng máy.
Vì trong kết cấu đường ngầm cầu thang cuốn có bố trí kênh thông gió, cho nên ở phần dưới của sảnh cần dự kiến đào bổ sung để đặt đường ống thông gió.
Kết cấu của phòng máy được thể hiện trong bản vẽ kết cấu của sảnh ngầm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m
Sơ bộ dựng đường khuôn (đường kính trong) của vỏ hầm:
Theo trên thì tốt nhất đường khuôn hầm trong khu gian nên áp sát với đường khuôn hầm trong ga, do vậy đường khuôn hầm trong ga đi qua điểm A
Chọn c = 0,5m, b = 3m, ta xác định được điểm C
Điểm B là điểm giới hạn tĩnh không nằm ở góc trên của khổ giới hạn MT
Vẽ một vòng tròn qua 3 điểm A, B, C ta được một đường khuôn hầm có bán kính R = 3714mm. Đường tròn này bao được tất cả các điểm giới hạn tĩnh không và cả đường khuôn hầm trong khu gian.
Lựa chọn đường khuôn hầm ga thiết kế:
Nhận thấy rằng đường khuôn hầm dựng sơ bộ ở trên đặt quá thấp so với cao độ mặt sàn ga vì tâm của nó nằm phía dưới đường trục nằm ngang của đường khuôn trong khu gian. Nhưng có thể dựa vào các yếu tố của đường tròng đó để dự kiến và chọn lựa các yếu tố của đường khuôn hầm ga thiết kế cho hợp lý.
Đường khuôn thiết kế được lựa chọn có các đặc điểm sau:
Bán kính: R = 3760mm = 3,76m
Đi qua điểm A
Có tâm nằm trên đường trục nằm ngang của đường khuôn hầm trong khu gian
Tính bán kính ngoài của vỏ hầm ga:
Bán kính ngoài của vỏ hầm ga được xác định sau khi tính chiều dày của tubin BTCT theo công thức sau:
h =
Trong đó:
Dtr Là đường kính trong của đường hầm, theo trên:
Dtr = 2*3,76 = 7,52m.
a- Là hệ số kinh nghiệm (Bảng 10-8, TR165, Giáo trình Thiết kế đường hầm và mêtrô- Chu Viết Bình), Với:
+ 6,5m < Dtr = 7,52m < 8m
+ Kết cấu vỏ hầm ghép từ các tubin BTCT
Ta được: a = 0,0575
Ta tính được:
0,4324m
Ta lựa chọn: h = 0,49m
Như vậy đường kính ngoài của vỏ hầm ga là:
Dng = Dtr + h = 3,76 + 0,45 = 4,21m = 4250mm
Xác định chủng loại và kích thước các cấu kiện vỏ hầm.
Chiều rộng tubin: btubin = 75cm = 0,75m (theo trên)
Chiều dày tubin: h = 0,49m (theo trên)
Các cấu kiện đổ tại chỗ thì liên kết với nhau bằng cách đặt thép chờ, các tubin lắp ghép thì liên kết với nhau bằng bulông ở cả 4 mặt.
Chiều dày phần vỏ của các tubin là 250mm
Khối BTCT tạo thành trụ cho dầm (lanh tô) “A”
Khối A được sử dụng để tạo thành trụ cho dầm trong kết cấu ga trụ cầu. Khối này được đổ tại chỗ. Kích thước khối này được xác định từ điều kiện chiều cao thông thuỷ của cửa thông, e2,5m.
Chọn chiều cao cửa tính từ mặt sàn ga đến mép trên cửa thông là 2,65m. Từ đó, ta sẽ xác định được kích thước của khối A. Đồng thời, kiểm tra khoảng cách từ mép trong (phẳng) của khối A đến mép của sàn ga ta được 3,002m. Khoảng cách này chính là chiều rộng thực tế của sân ke đợi tàu, thoả mãn điều kiện b3m.
Kích thước khối A như sau:
Khối BTCT “B”
Khối B có thành bị cắt 1/2 chiều dài và có lỗ hở ở phần bị cắt
Khối B và khối A được lắp vào vòng đường ngầm ga tuyến từ một phía, còn lắp vào vòng đường ngầm ga giữa từ hai phía, tạo nên “đường xoi” phía trên và phía dưới lỗ cửa trên suốt chiều dài đoạn có cửa thông của ga.
Người ta lợi dụng những đường xoi này và lỗ hở của khối B để đổ bêtông cho dầm dọc- lanh tô của kết cấu ga trụ cầu.
Cấu tạo của khối B như sau:
Khối khoá vòng “K”
Khối khoá vòng K là cấu kiện lắp cuối cùng trong khi thi công vở hầm.
Có một mặt vát vào phía trong để có thể lắp ghép từ phía trong vỏ hầm
Góc chắn của mảnh khoá K là: aK = 90
Vì tubin “C”
Đây là vì tubin nằm giữa khối B và khối khoá vòng “K”. Vì khối khoá vòng K có cấu tạo một mặt vát vào phía trong nên mảnh C cũng phải có một mặt vát theo mảnh khoá K.
Góc chắn của mảnh tubin C là: aC = 250
Vì tubin tiêu chuẩn “D”
Trên mặt cắt ngang đường hầm ga tuyến thì có tất cả 7 vì tubin tiêu chuẩn D
Góc chắng của vì tubin tiêu chuẩn D là: aD = 24017’
Loại này chỉ có trong đường ngầm ga tuyến
Cấu tạo của vì tubin tiêu chẩn D như sau:
Vì tubin “E” và “F”
Hai loại này chỉ có trong đường ngầm ga giữa
Tubin E cũng giống như tubin C trong đường ngầm ga tuyến, có một mặt vát theo mặt của mảnh khoá K, góc chắn của mảnh E là 150.
Mảnh F là mảnh dưới cùng của đường ngầm ga giữa, có góc chắn là 250.
Chú ý:
Trong quá trình thi công, lúc đầu vỏ hầm ga được lắp bằng các vì tubin và chưa có cửa thông giữa các hầm. Khi đó, tại vị trí của các khối A,B là các mảnh ghép tạm thời. Các mảnh đó được thay thế dần và đổ bêtông để tạo thành các khối A,B trong quá trình thi công cửa thông.
Tại vị trí khối A có 3 mảnh ghép tạm thời A’, có góc chắn là 220.
Tại vị trí khối B có hai mảnh ghép tạm thời B’, có góc chắn là 22,50.
Mặt cắt ngang ga tàu:
2. MẶT CẮT DỌC GA TÀU
Mặt cắt dọc kết cấu chính( I -I)
Mặt cắt dọc phần trụ cầu
Do kích thước phần trụ cầu theo chiều dài ga là tương đối lớn, nếu toàn bộ phần lõi trụ được đổ bằng bêtông thì sẽ rất tốn kém. Đồng thời, lớp đất đặt kết cấu trụ ga là lớp đất 5c tương đối tốt nên không cần đào bỏ toàn bộ phần đất trong lõi trụ và thay thế bằng bêtông mà chỉ cần đào đi 0,5- 0,6m từ mỗi phía và thay thế bằng bêtông. Trong trường hợp này ta đào đi 0,5m từ mỗi phía.
KẾT CẤU CẦU THANG LÊN
KÍCH THƯỚC CẦU THANG LÊN
Tính toán chiều sâu đặt sảnh ngầm
Xác định cao độ mặt đường đi trong hệ thống đường hầm vượt nút.
Lấy cao độ điểm trung tâm của ngã tư làm cao độ gốc. Trên bình đồ, cao độ đó là +7,34m. Chiều sâu mặt đường đi bộ trong hệ thống đường hầm vượt nút được xác định như sau:
Không sử dụng đất đắp trên bề mặt tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ mà sử dụng nó làm nền đường và đặt trực tiếp kết cấu áo đường lên trên tấm mái đó. Chiều dày kết cấu áo đường là 10cm = 0,1m.
Chiều dày tấm mái của kết cấu đường hầm vượt bộ là 0,5m
Chiều cao thông thuỷ của đường hầm là 2,4m.
Như vậy cao độ mặt đường trong hầm vượt nút là:
h1 = (+7,34) - 0,1 – 0,5 – 2,4 = +4,34m.
Cao độ này đồng đều cho cả hệ thống đường hầm và bằng cao độ bậc thang trên cùng của cầu thang bộ kết nối mặt sảnh ngầm với hệ thống đường hầm vượt nút.
Xác định cao độ mặt sảnh ngầm:
Cao độ mặt sảnh ngầm được xác định thông qua các kích thước sau:
Chiều dày kết cấu áo đường : 0,1m
Chiều dày đất đắp phía trên tấm mái: 0,6m
Chiều dày tấm mái: 1m
Chiều cao thông thuỷ của kết cấu sảnh ngầm: 4,3m
Như vậy chiều sâu tính từ mặt đất đến mặt sàn sảnh ngầm là:
hsảnh = 0,1 + 0,6 + 1 + 4,3 = 6m.
Cao độ mặt sàn sảnh ngầm là: (+7,34) – 6 = +1,34m.
Xác định chiều dài cầu thang cuốn kết nối mặt sảnh và sân ga
Cao độ mặt sảnh: +1,34m.
Cao độ đỉnh ray = (+ 7,34) – 30 = - 22,66m
Cao độ mặt sân ga = cao độ đỉnh ray + 1,1m = -22,66 + 1,1 = -21,56m
Chênh cao giữa mặt sảnh và sân ga H = (+1,34) – (-21,56) = 22,9m
Góc hợp bởi trục cầu thang cuốn và phương ngang là 300. Do đó chiều dài cầu thang cuốn tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là :
L = 45,8m.
Chiều dài cầu thang cuốn trên mặt bằng, tính từ mặt phẳng cơ sở trên đến mặt phẳng cơ sở dưới là:
l = 39,66m
Ta có sơ đồ tổ hợp băng tải như sau:
(1) Khoang chuyển tiếp; (2) Cụm chuyển hướng dưới; (3) Đường hầm xiên chứa cầu thang; (4) Cụm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status