Sự tác động của con người Việt Nam vào nền kinh tế tri thức - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Sự tác động của con người Việt Nam vào nền kinh tế tri thức



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ 2
I)Con người Việt Nam và nguồn lực trí tuệ. 2
1.Con người Việt Nam. 2
2) Nguồn lực trí tuệ 5
II.Nền kinh tế tri thức 11
1. Khái niệm nền kinh tế tri thức. 11
2. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức. 12
3. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức 15
4. Yêu cầu của nền kinh tế tri thức đối với con người 16
PHẦN III: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC. 19
PHẦN IV. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC. 21
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

định nguồn lực trí tuệ Việt Nam sớm hình thành và phát triển trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
Nguồn lực trí tuệ Việt Nam được hình thành trước hết từ chính cuộc sống của người Việt Nam cổ đại và phát triển theo tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam (kể từ khi hình thành nhà nước đầu tiên đến nay đã 4000 năm). Lịch sử lâu dài đó cùng với vị trí địa lý, điều kiện môi trường sinh thái phong phú, cơ cấu dân tộc đa dạng và cơ sở kinh tế , kết cấu xã hội đã tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Bản thân Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với những đặc trưng kinh tế , văn hoá khác nhau. Sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc diễn ra từ rất sớm và tạo nên một sự đa dạng, phong phú trong tư duy của người Việt.
Xét về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển. Nguồn lực trí tuệ hội đủ các yếu tố trí tuệ của cả văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ. Tuy nhiên, mức độ và liều lượng giữa chúng không đồng đều và phân bố ở các lĩnh vực có khác nhau. Tính hỗn hợp và đan xen của các yếu tố trí tuệ của nền văn minh khác nhau vừa tạo nên sự đa dậng, phong phú của nguồn lực trí tuệ Việt Nam, vừa đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng như trong việc định hướng cho sự phát triển lành mạnh về trí tuệ của mỗi cá nhân cũng như nguồn lực trí tuệ của cả dân tộc.
- Nguồn lực trí tuệ Việt Nam mang đậm triết lý nhân sinh và dân tộc phát huy đầy đủ nhất trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Xét về cấu trúc, nguồn lực trí tuệ Việt Nam bao gồm tập hợp các giá trị biểu hiện những khả năng, những năng lực sáng tạo về tinh thần của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú của mình. Đó là những giá trị mới sáng tạo gắn liền với tư tưởng tư duy , tư tưởng, lý luận; trong đó, lý luận là sự kết tinh cao nhất, tinh tuý nhất của mọi sự sáng tạo về trí tuệ của con người.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo lý, lấy nhân nghĩa trung hiếu làm chuẩn mực cho các hành vi ứng xử của mình. Điều đó được thể hiện trong những câu chuyện cổ, ca dao, tục ngữ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đó là triết lý về cội nguồn, về tình làng nghĩa xóm, là tinh thần nhân ái, cố hết, chung lưng đấu cật để bảo vệ và xây dựng cộng đồng, là triết lý đối nhân xử thế, sống hoà bình và hữu nghị với các nước láng giềng. Hạt nhân của triết lý ấy là con người yêu nước- sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử và trở thành thuyết lý về những vấn đề nhân sinh và xã hội của con người Việt Nam.
Triết lý nhân sinh với hạt nhân là con người yêu nước kết hợp với trí tuệ sáng tạo của con người Việt đã được nêu cao và phát huy mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Song, nó được phát huy cao độ và đầy đủ nhất ở tư duy quân sự tài giỏi trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Cuộc đấu tranh chênh lệch rất lớn về lực lượng quân đội và trang bị vũ khí cũng như tiềm lực kinh tế tưởng chừng không thể nào thắng nổi. Trong hoàn cảnh đó muốn chiến thắng được kẻ thù thì ngoài lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu gan dạ, anh dũng không sợ hy sinh, gian khổ... còn rất cần có trí thông minh sáng suốt. Và lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc đã chứng minh rằng: thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam chính là thắng lợi của trí tuệ và tinh thần Việt Nam.
Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, tuy chưa để lại cho nhân loại những phát minh lớn song dân tộc Việt Nam đã có nhiều cống hiến cho loài người những giá trị trí tuệ cao: trong lĩnh vực quân sự là lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chiến lược chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích...;trong lĩnh vực văn hoá, đó là những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và ngày nay, đó là di sản tư tưởng văn hoá sáng tạo của Hồ Chí Minh-người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn của thế giới, là những kinh nghiệm và lý luận về con đường đổi mới của cách mạng Việt Nam.
- Nguồn lực trí tuệ Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở một cách sản xuất nông nghiệp còn lạc hâụ, lại bị chiến tranh liên miên nên còn thiếu hụt nhiều giá trị cao nhất của trí tuệ loài người.
Xét về phương diện lịch sử, Việt Nam chưa có truyền thống khoa học, nhất là tư duy khoa học và tư duy lý luận. Nền kinh tế tiểu nông có đặc trưng làlàm cho con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Để có thể sống hoà hợp với thiên nhiên con người đã phải đúc rút kinh nghiệm. Chính lối sống đó đã tạo ra con người Việt Nam cách tư duy tổng hợp, biện chứng. Do vậy, nó cho phép con người rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong đời sống và phát triển lao động sản xuất. Song hạn chế của nó là thiếu sự phân tích, mổ xẻ một cách khoa học các bộ phận cấu thành các sự vật hiện tượng. Vì vậy, thiếu những điều kiện cần thiết cho việc hình thành những ngành khoa học chuyên sâu, đặc biệt là khoa học kỹ thuật. Mặt khác, thói quen giải quyết công việc bằng kinh nghiệm chủ quan lâu ngày trở thành "chủ nghĩa kinh nghiệm"đè nặng lên tư duy con người Việt Nam. Đó là lực cản lớn cho chức năng động sáng tạo của trí tuệ; nó không kích thích được tính độc lập, sáng tạo của cá nhân dẫn đến tam lý ngại khó, ngại khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học, trong quá trình trau dồi trí tuệ ... gây ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển trí tuệ khoa học của từng cá nhân và của cả cộng đồng.
Hơn nữa trong 27 thế kỷ tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Việt Nam đã phải mất 12 thế kỷ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh đã làm gián đoạn và gây cản trở lớn đến việc tiếp cận với những thành tựu khoa học mới của nhân loại. Đồng thời nó không cho phép tập trung sức người, sức của vào việc bồi dưỡng chăm lo phát triển nhân tài và phát triển nguồn lực trí tuệ của đất nước nhất là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Tất cả những điều đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự lạc hậu về trí tuệ của nhiều cá nhân và là nguy cơ dẫn đến sự thấp kém về trình độ trí tuệ của dân tộc so với mặt bằng và đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chúng ta không đủ năng lực trí tuệ để xử lý các tình huống phù hợp với quy luật khách quan dẫn đến những sai lầm, trì trệ, kém phát triển.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng nền kinh tế vẫn còn phổ biến là sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta gần 15 năm qua đã bổ sung thêm nhiều giá trị trí tuệ mới của nhân loại vào nguồn lực trí tuệ Việt Nam, khoa học công nghệ cũng có những bước phát triển quan trọng. Song, đổi mới là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc và triệt để. Do đó, nó đòi hỏi một mặt phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status