Thực trạng nước ta và nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
------***-------

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) từ trước đến nay luôn được coi là chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước ta.
Được đặt ra từ những năm 1960, chịu ảnh hưởng của cuộc kháng chiến dân tộc bởi vậy, ban đầu việc thực hiện chủ trương này còn chưa được nhiều, bên cạnh đó còn có biểu hiện nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn.
Khi hòa bình được lập lại, chủ trương công nghiệp hoá-hiện đại hoá tiếp tục được triển khai qua các văn kiện của đại hội: IV,V,VI,VII. Nó được coi là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), không những thực hiện nội dung chuyển lao động thủ công năng suất thấp thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải đi tắt đón đầu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nước, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội. Thành công của sự nghiệp này là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Vậy, Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì? Tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng đất nước đi lên CNXH cần hiểu như thế nào cho đúng? Chúng ta cần làm gì để xây dựng thành công quá trình này?
Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay.






NỘI DUNG CHÍNH

I.Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và những vấn đề cơ bản
1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
Lịch sử cho thấy tất cả các nước phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy diễn ra ở các thời điểm khác nhau với quy mô tốc độ khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, nhưng đó là một tất yếu khách quan. Vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
Đó là cụm từ xuất hiện khi có sự kết hợp của cả hai quá trình: công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong đó:
- Công nghiệp hoá (CNH) là quá trình biến đổi một nước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nói cách khác đó chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân, là một bước tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hình thành quan hệ sản xuất xã hội. ( Cuộc cách mạng lần thứ nhất)
- Hiện đại hoá (HĐH) là sự chuyển đổi nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp thông qua việc chuyển đổi trang thiết bị kỹ thuật, trình độ kỹ thuật ngày càng tiến bộ ngang bằng trình độ kĩ thuật mà thế giới đạt được (Cuộc cách mạng kĩ thuật lần 2).
Trong thời đại ngày nay: Một nước làm công nghiệp muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về khoa học-kĩ thuật-công nghệ thì cùng một lúc phải kết hợp thành tựu của hai cuộc cách mạng kĩ thuật nói trên.
Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá: đó là ''quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động quản lý kinh tế-văn hoá-xã hội từ sử dụng sức lao động dựa trên công cụ thủ công là chủ yếu sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng kĩ thuật công nghệ và phát triển sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội''.
2.Vai trò và những mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá
a. Vai trò
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Vậy, CNH-HĐH giữ vai trò gì?


b9R6YmPYIYQqOdW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status