Điều trị bệnh tiết tả bằng đông y - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Điều trị bệnh tiết tả bằng đông y



Sách có nói: "Chữa mười người nam không bằng chữa một người nữ; chữa mười người nữ không bằng chữa một người già; chữa mười người già không bằng chữa một em bé".
Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: "Chữa bệnh trẻ em so với người lớn lại là rất dễ, vì trẻ em bên ngoài không bị khí lục dâm dầm ngấm lâu ngày, bên trong không bị bảy tình day dứt. Hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều do ăn, bú mà ra.".
Sách Nội kinh nói: Tỳ hư thì đi tả, Tỳ là gốc của toàn thân, là nguồn gốc của trăm mạch, Tỳ bị bệnh thì mười hai kinh đều bị bệnh".
Tỳ chủ hậu thiên, chủ vận hoá. Trẻ em dễ bị Tỳ hư do:
- Ăn, bú không điều độ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hận xét:
- Bệnh phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể lực yếu, trẻ em phú bẩm bất túc. Phụ nữ mắc chứng dương hư phần nhiều mắc chứng đái hạ trong loãng lượng nhiều.
- Người Trung tiêu Tỳ vị hư yếu, tháng Hạ thức lạnh hóng mát; hay ốm lâu, bệnh nặng mới khỏi, ăn uống lại không điều độ, khắc phạt Tỳ dương thái quá mà gây bệnh.
5. Bệnh Tiết tả do tạng Thận gây nên. Do Thận dương hư (mệnh môn hoả suy).
a. Triệu chứng: Tang tảng sáng đau quanh vùng rốn, ruột sôi ỉa chảy, sau khi ỉa chảy đau giảm còn gọi là "Ngũ canh Tiết tả ", sắc mặt trắng bệch, lưng gối mỏi và lạnh, sợ lạnh chân tay lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng Xích bộ mạch Trầm Trì.
b. Nguyên nhân:
- Do Thận dương hư, hoả không sinh Thổ, Tỳ không vận chuyển mạnh gây nên.
- Phòng lao quá độ, hạ khí khuy tổn.
- Tuổi cao thể lực yếu, nguyên dương bất túc.
- ốm lâu liên luỵ đến thận.
c. Phương pháp điều trị: Ôn Thận kiện Tỳ.
d. Bài thuốc: Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương phương).
e. Vị thuốc.
Bài Tứ thần hoàn.
Bổ cốt chỉ 16g
Nhục đậu khấu 8g
Ngô thù du 16g
Ngũ vị tử 8g
g. Nhận xét:
+ Chứng này phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi thể lực yếu.
+ ỉa chảy do Thận dương hư nói lên bệnh trình đã rất sâu nặng, vì Thận là gốc của Tiên thiên, bên trong có Mệnh môn chân hoả tức là chân dương; Phần dương ở năm Tạng nhờ vào nguyên dương ở tạng Thận mới sinh phát được.
Bệnh Tiết tả do Phủ Vị gây nên.
6. Do Vị hàn (vị dương bất túc)
a. Triệu chứng: ỉa chảy, tự cảm giác lạnh trong Vị, xu thế đau Vị quản nhẹ hơn Vị quản thống (đau đột ngột, dữ dội, cự án, cảm giác cục bộ giá lạnh, gặp lạnh thì đau tăng, gặp ấm thì giảm đau), lợm mửa ra nước trong, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng trơn, mạch Huyền hay Trì có kiêm chứng sôi bụng và quanh rốn trương đau.
b. Nguyên nhân:
- Mùa Hạ nóng nực, dùng nhiều thức mát lạnh, hay đêm ngủ ở nơi gió lộng sương mù, hàn tà trúng thẳng vào Vị phủ gây bệnh.
- Kinh Túc dương minh Vị giao với kinh Thủ dương minh Đại trường, nên Hàn tà cũng có thể len lỏi vào ruột gây quanh rốn trướng đau, sôi bụng, ỉa chảy.
- Dùng quá nhiều thuốc có tính lạnh, ảnh hưởng tới Vị phủ.
c. Phương pháp điều trị: Ôn trung - tán hàn - chỉ tả.
d. Bài thuốc: Hậu phác ôn trung thang (nội ngoại thương biện hay luận)
e. Vị thuốc:
Bài Hậu Phác ôn trung thang.
Hậu phác
20g
Cam thảo
10g
Thảo đậu khấu
20g
Mộc hương
20g
Quất bì
16g
Can khương
4g
Bạch linh
20g
Sinh khương
6g
Khi có kiêm chứng ngoại cảm như: Sợ lạnh, nhức đầu, đau mình.. nên ôn trung giải biểu, dùng bài thuốc:
· Hương tô tán (Hoà tễ cục phương)
· Hoắc hương chính khí tán (Hoà tễ cục phương)
· Lý trung thang (Thương hàn luận).
Bài Hương tô tán.
Hương phụ
16g
Trần bì
8g
Tử tô diệp
16g
Cam thảo
4g
Bài Hoắc hương chính khí tán.
Hoắc hương
12g
Cát cánh
8g
Bạch truật
8g
Bạch linh
4g
Tử tô
4g
Đại phúc bì
4g
Hậu phác
8g
Quất bì
8g
Bạch chỉ
4g
Cam thảo
8g
Bán hạ
1g
Đại táo
8g
Sinh khương
Bài Lý trung thang.
Nhân sâm 12g Cam Thảo 12g
Can khương 12g Bạch truật 12g
g. Nhận xét:
Chứng Vị hàn do hàn tà xâm nhập Vị, phát bệnh gấp, bệnh trình ngắn, xu thế bệnh nặng
7. Vị hư:
a. Triệu chứng: Đại tiện lỏng loãng, ỉa chảy lâu không ngừng, hạ lợi vô độ, đại tiện són ra mỗi khi trung tiện, kèm theo tinh thần mỏi mệt biếng ăn, bụng dưới trướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch Trầm mà Tế Nhu vô lực.
b. Nguyên nhân:
- Do ăn uống, mệt nhọc nội thương Tỳ vị
- Vị hư không có khả năng ngấu nhừ thức ăn, Tỳ hư thì không vận hoá được.
- Bệnh lâu ngày nguyên khí suy tổn,, trung khí hạ hãm, Đại trường cũng mất chức năng truyền hoá và khả năng cố sáp.
c. Phương pháp điều trị: Ôn sáp cố thoát - Bổ ích nguyên khí.
d. Bài thuốc: Kha lê lặc tán (Kim quỹ yếu lược) hoặc
Chân nhân dưỡng tạng thang (Hoà tễ cục phương)
e. Vị thuốc
Bài Kha lê lặc tán: Kha lê lặc 10 quả.
Bài Chân nhân dưỡng tạng thang:
Bạch truật
6g
Nhục đậu khấu
2g
Kha tử
2g
Bạch thược
2g
Nhân sâm
6g
Đương quế
2g
Cù túc xác
2g
Mộc hương
2g
Cam thảo
6g
e. Nhận xét: Do Vị hư, ỉa chảy lâu ngày trung khí hạ hãm, nguyên khí vô lực không nâng lên được, có thể thoát giang.
Bệnh Tiết tả do Phủ Đại - Tiểu trường gây nên.
8. Do Đại trường thấp nhiệt.
a. Triệu chứng: Đại tiện ra vẩn đục như vữa hay như nước vàng, rất hôi, khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát.
b. Nguyên nhân:
· Do ăn uống không điều độ, ham ăn các thức ăn nồng hậu, rượu chè, túc thực với thấp nhiệt câu kết với nhau.
· Thử Thấp nhiệt đòi xâm phạm trực tiếp đường ruột,.
· Thấp tà làm khốn Tỳ, tiến tới hoá nhiệt, thấp nhiệt nung nấu uất kết ở Đại trường.
c. Phương pháp điều trị: Thăng phát thanh khí - Thanh hoá thấp nhiệt.
d. Bài thuốc: Cát căn cầm liên thang (Thương hàn luận)
e. Vị thuốc.
Bài Cát căn cầm liên thang.
Cát căn 12g
Hoàng liên 3g
Hoàng cầm 8g
Cam thảo 4g
g. Nhận xét: là thực chứng do nhiệt kết ở đại trường gây nên.
2. Do Đại trường hư hàn.
a. Triệu chứng: Vật bài tiết ra lỏng loãng như phân vịt, sắc nhạt không hôi, "ăn xong thì vội vã quẫn bách, đại tiện ra sắc trắng", thậm chí ra nguyên cả đồ ăn, ỉa lỏng vô độ, chân tay không ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì.
b. Nguyên nhân:
· Do khí bẩm Dương hư.
· Ăn quá nhiều thức sống lạnh.
· ốm lâu thương dương
đều làm cho Đại trường khí hư, hàn tà lưu lại ở trong dẫn đến mất chức năng truyền đạo gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Tán hàn - Chỉ tả.
d. Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn gia giảm. (Hoà tễ cục phương).
e. Vị thuốc.
Bài Phụ tử lý trung hoàn gia giảm.
Nhân sâm 12g
Bạch truật 12g
Can khương 12g
Phụ tử 12g
Cam thảo 12g
có thể đổi làm thang sắc uống.
g. Nhận xét.
- Chứng này thường thấy trong chứng Tỳ khí hạ hãm và Thận dương hư.
- Bệnh ở Hạ tiêu, ỉa lỏng sôi bụng khá nặng, thường là ăn uống không kém sút và sau khi ăn không có cảm giác đầy bụng.
- Thuộc hư chứng.
3. Do Tiểu trường hư hàn.
a. Triệu chứng: Đại tiện lúc nhão lúc lỏng, dằng dai tái phát ra đồ ăn không tiêu, ăn uống kém sút, hay sau khi ăn vào bụng đầy khó chịu, hễ ăn thứ dầu mỡ thì sẽ làm đại tiện lỏng tăng lên rõ rệt, sắc mặt úa vàng, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Hoãn.
b. Nguyên nhân:
· Tỳ dương bất túc, âm hàn thịnh ở trong khiến Tiểu trường không phân chia trong đục gây nên bệnh.
· Tỳ vị vốn hư hay ăn uống đồ sống lạnh nhiều hay mệt nhọc nội thương sinh bệnh.
Các nguyên nhân trên đều khiến tiểu trường không phân trong đục được nên gây bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Ôn vận Trung dương.
d. Bài thuốc: Sâm linh Bạch truật tán (Hoà tễ cục phương)
Lý trung thang (Thương hàn luận)
e. Vị thuốc:
Bài Sâm linh Bạch truật tán.
Nhân sâm
15g
Cam thảo
20g
Cát cánh
10g
Bạch biển đậu
15g
Bạch linh
15g
Liên nhục
10g
Hoài sơn
20g
Sa nhân
10g
Bạch truật
20g
ý dĩ
10
Đại táo vừa đủ
Baì Lý trung thang:
Nhân sâm 12g
Can khương 12g
Bạch truật 12g
Cam thảo 12g
g. Nhận x...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status