Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động tín dụng 3
1.1.1. Khái niệm về tín dụng 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng 3
1.1.2.1. Đối với ngân hàng 3
1.1.2.2. Đối với người đi vay 4
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế 4
1.1.3. Phân loại tín dụng 4
1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn của tín dụng 4
1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ 5
1.1.3.3. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của tín dụng 6
1.1.3.4. Căn cứ vào các tiêu chí khác 6
1.1. Rủi ro tín dụng 6
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 6
1.2.1.1. Khái niệm 6
1.2.1.2. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng 7
1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng 9
1.2.2.1. Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng 9
1.2.2.2. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng 9
1.2.2.3. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng 9
1.2.2.4. Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng 9
1.2.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 10
1.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 10
1.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 11
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 12
1.2.4.1. Nợ quá hạn 12
1.2.4.2 Nợ có vấn đề (có khả năng trở thành nợ quá hạn) 13
1.2.4.3 Nợ khó đòi 13
1.2.4.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 13
1.2.4.5. Biến động thu nhập từ hoạt động tín dụng 19
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 20
1.2.5.1. Nhân tố chủ quan 20
1.2.5.2. Nhân tố khách quan 22
1.2. Các nội dung hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại 22
1.3.1. Bản chất của hạn chế rủi ro tín dụng 22
1.3.2. Các nội dung hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 23
1.3.2.1. Xây dựng chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, hiệu quả 23
1.3.2.2. Xử lý, khắc phục phát sinh khi các khoản nợ có vấn đề 27
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 29
2.1. Tổng quan về ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30
2.1.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh 33
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn 33
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn 34
2.1.3.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối 35
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 36
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh 36
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 42
2.2.2.1. Nợ quá hạn 42
2.2.2.2. Nợ có vấn đề và nợ khó đòi 44
2.2.2.3. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 45
2.2.2.4. Biến động thu nhập từ hoạt động tín dụng 46
2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa 48
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 48
2.3.2.1. Hạn chế 48
2.3.2.2. Nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 53
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh 53
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh 54
3.2.1. Tiếp tục tập trung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc 54
3.2.2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 56
3.2.3. Tăng cường sử dụng các biện pháp về phân tán rủi ro 58
3.2.3.1. Đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng 58
3.2.3.2. Cho vay đồng tài trợ 59
3.2.3.3. Bảo hiểm tín dụng 59
3.2.4. Chú trọng tới các biện pháp đảm bảo tiền vay 60
3.2.4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản 60
3.2.4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản 60
3.2.5. Tăng cường sử dụng các biện pháp xử lý nợ khó đòi 61
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ 61
3.2.7. Tiếp tục cải tiến công nghệ ngân hàng 61
3.3. Kiến nghị 62
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 62
3.3.1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước 62
3.3.1.2. Nâng cao hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) 62
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 63
3.3.2.1. Kiên quyết xử lý các vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng tín dụng 63
3.3.2.2. Hỗ trợ các ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn 63
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 63
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ 64
3.3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các ngân hàng thương mại hoạt động ổn định 64
3.3.3.2. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp 65
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hách hàng…
Phương pháp thu thập xử lý thông tin bao gồm:
Phỏng vấn trực tiếp: là việc cán bộ ngân hàng gặp gỡ trực tiếp người vay vốn, thăm quan nhà xưởng, văn phòng… Phỏng vấn trực tiếp giúp ngân hàng có những cảm nhận xác thực về thực trạng hoạt động của người đi vay.
Mua hay tìm kiếm các thông tin qua các trung gian như qua các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng bạn…
Thông qua các báo cáo tài chính của bên đi vay: ngân hàng thường yêu cầu các khách hàng gửi báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng,…Từ các báo cáo này, ngân hàng sẽ phân tích thực trạng tài chính của công ty, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của khách hàng.
Nội dung phân tích bao gồm:
Đánh giá tài sản của khách hàng: Các doanh nghiệp đều có bảng cân đối kế toán trong đó bên tài sản phản ánh số dư giá trị tài sản tại một thời điểm hay kết dư trung bình trong kỳ. Đối với cá nhân hay hộ gia đình, ngân hàng thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh, thu nhập. Các thông tin trên cho biết quy mô, chất lượng tài sản, khả năng quản lý của khách hàng.
Đánh giá các khoản nợ: nợ của người đi vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
+ Theo thời gian: gồm nợ ngắn hạn (các khoản vay ngắn hạn) và nợ trung, dài hạn (các khoản vay trung và dài hạn). Ngân hàng còn xem xét các khoản nợ đến hạn trong năm và các khoản nợ phải trả trong các năm sau. Nhìn chung, các khoản vay ngắn hạn thường dùng tài trợ cho tài sản lưu động còn các khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định, Do đó, mối tương quan giữa chúng là đối tượng phân tích của ngân hàng.
+ Theo chủ nợ: gồm có nợ nhà cung cấp, nợ nhân viên, nợ các tổ chức tín dụng, nợ ngân sách Nhà nước. Danh sách chủ nợ của khách hàng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để nhận biết tình hình nợ nần của khách hàng.
Phân tích luồng tiền: lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp hưa phải là nguồn tiền để trả nợ mà ngân hàng cần quan tâm đến thời điểm cũng như độ lớn của dòng tiền của doanh nghiệp.
Sử dụng các tỷ lệ: sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ trước, rất nhiều ngân hàng nhận ra rằng họ không thu hồi được nợ ngay cả khi họ cho vay các khoản vốn lưu động phù hợp. Các ngân hàng sau đó đã áp dụng các sử dụng các tỷ lệ được tính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp để biết được tực trạng tài chính trong quá khứ của khách hàng, từ đó có các dự báo cho tương lai.
Có các nhóm tỷ lệ sau:
+ Nhóm tỷ lệ thanh khoản: đo khả năng của người đi vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn. Dựa vào đó ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi đến hạn.
+ Nhóm tỷ lệ sinh lời: đo khả năng tạo lợi nhuận của người đi vay. Khả năng này quyết định khả năng hoàn trả lãi và vốn vay của khách hàng. Về bản chất,khả năng trả nợ trước hết phải được đảm bảo bằng khả năng sinh lời.
+ Nhóm tỷ lệ rủi ro: là những đánh giá của ngân hàng trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động của khách hàng xem khách hàng phải đối mặt với những rủi ro nào, mức độ ra sao. Một ví dụ về phân tích nhóm tỷ lệ rủi ro là việc phân tích doanh nghiệp dựa vào mô hình 5 nhân tố của M.Porter bao gồm: phân tích đối áp lực từ thủ tiềm năng, áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng, áp lực từ sản phẩm thay thế và phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thả thuận giữa 2 bên, một bên nhận tài trợ và một bên tài trợ. Trong hợp đồng tín dụng cần nêu tên, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, số tiền tài trợ, cách tính lãi, thời hạn trả nợ, quyền và nghĩa vụ các bên…
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền hay thanh toán tiền hàng hộ khách hàng như thỏa thuận nêu trong hợp đồng tín dụng. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng phòng rủi ro đạo đức. Ngoài ra với việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngân hàng nắm bắt kịp thời khả năng hoàn trả lãi và vốn vay của khách hàng một cách kịp tời, từ đó có các biện pháp xử lý cho phù hợp.
Bước 4: Thu nợ hay đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết số vốn gốc và lãi. Nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, ngân hàng cần đánh giá lại khách hàng xem họ cố tình xù nợ hay do gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Nếu khách hàng cố ý không trả nợ hay không có cách cứu vãn, có nguy cơ phá sản, ngân hàng cần thực hiện ngay các biện pháp thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.
Nếu khách hàng vẫn quyết tâm trả nợ và khó khăn chỉ là nhất thời, ngân hàng có thể gia hạn nợ, giúp khách hàng cơ cấu lại tổ chức hoạt động để khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn và hoàn trả vốn gốc cũng như lãi cho ngân hàng.
1.3.2.2. Xử lý, khắc phục phát sinh khi các khoản nợ có vấn đề
Mặc dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế an toàn tín dụng nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc khoản tín dụng cấp cho khách hàng trở thành nợ có vấn đề hay nợ quá hạn. Khi phát hiện các khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ thì ngân hàng cần đưa ra ngay các biện pháp xử lý. Nguyên tắc quản lý các khoản nợ có vấn đề là phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các khoản tín dụng này có vấn đề để từ đó tìm hướng giải quyết.
Khi nợ chuyển thành nợ có vấn đề, ngân hàng cần:
- Thực hiện chuyển nợ và định kỳ tiến hành trích lập dự phòng theo đúng nhóm nợ
- Thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thu hồi nợ, giảm thiểu tổn thất. Có 2 hướng để sử lý các khoản nợ có vấn đề là hướng khai thác và hướng thanh lý. Việc lựa chọn hướng giải quyết nào còn phụ thuộc vào các nhân tố như thiện chí trả nợ của khách hàng, chi phí bỏ ra để thu hồi nợ, mức độ nghiêm trọng của khoản nợ.
+ Theo hướng khai thác: biện pháp này được áp dụng khi khoản nợ lâm vào tình trạng nợ có vấn đề nhưng khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ và ngân hàng đánh giá rằng khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ giúp khách hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn bằng cách nâng hạn mức cho vay, gia hạn nợ…
+ Theo hướng thanh lý: biện pháp này được áp dụng khi khách hàng không có thiện chí trả nợ hay ngân hàng đánh giá rằng khách hàng không còn khả năng hoàn trả lãi vay cũng như vốn vay. Ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đảm bảo, thực hiện các biện pháp mạnh tay để thu hồi vốn vay, giảm thiểu tổn thất. Theo hướng thứ hai này, cán bộ ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương nếu khách hàng cố tình chơi ỳ, không có thiện chi trả nợ, trốn nợ để có thể xử lý được tài sản đảm bảo cũng như nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng.
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status