Đánh giá hiệu quả tài chính của Công Ty Cổ Phần Việt Vàng - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính của Công Ty Cổ Phần Việt Vàng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 2
1. Tổng quan về công ty cổ phần việt Vàng 2
1.1. Những thông tin chung 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 4
1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 4
1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Việt Vàng 4
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6
1.5. Nhân lực 7
1.6. Cơ sở vật chất máy móc thiết bị 9
1.7. Sản phẩm và dịch vụ 10
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VÀNG 11
1. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Việt Vàng 11
1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tình hình sử dụng nguồn vốn và tài sản. 11
1.2. Phân tích về tình hình và khả năng thanh toán của công ty. 16
1.3. Phân tích khả năng luân chuyển vốn của công ty. 27
1.4. Phân tích khả năng sinh lời của công ty 30
1.5. So sánh với công ty khác trong ngành 35
2. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần Việt Vàng 43
PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VÀNG 45
1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Việt Vàng 45
2. Một số kiến nghị về giải pháp tài chính chủ yếu đối với công ty cổ phần Việt Vàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 46
2.1. Xác định số vốn cũng như cơ cấu hợp lý 46
2.2. Tăng cường thêm vốn chủ sở hữu. 46
2.3. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản phải nợ. 47
2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 48
2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 48
2.6. Tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. 49
2.7. Tăng cường tham gia hoạt động trên thị trường tài chính 49
3. Kiến nghị đối với nhà nước 50
KẾT LUẬN 51
PHỤ LỤC 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngắn hạn nhưng luôn nằm trong nhu cầu thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp và do đó cần được tài trợ bởi nguồn vốn cố định
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất lắp ráp các nhà thép tiền chế, các cấu kiện thép,… vì thế công ty cũng cần một lượng vốn lưu động cao để thực hiện các nhiệm vụ tài chính trong kỳ. Đồng thời vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng ước lượng các rủi ro tài chính, tình hình vốn lưu động ròng còn ảnh hưởng tới năng lực vay nợ để tạo vốn, nên chỉ tiêu này là quan trọng không chỉ với các nhà quản trị tài chính của công ty cổ phần Việt Vàng, mà còn là chỉ tiêu quan trọng cần chú ý đối với các đối tượng liên quan như: các nhà đầu tư, các ngân hàng, các đối tác liên kết kinh doanh…
Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của công ty cổ phần Việt Vàng cũng phụ thuộc vào vốn lưu động. Do vậy, công ty cổ phần Việt Vàng cũng thể hiện sự tăng trưởng Vốn lưu động qua các năm theo tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế qua các năm 2007 – 2009.
Bảng 8 : Vốn lưu động ròng của công ty
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tài sản ngắn hạn
4.939.623.229
14.918.412.699
20.856.518.132
Nợ ngắn hạn
201.746.407
3.396.795.829
8.954.476.129
Vốn lưu động ròng
4.737.876.822
11.521.616.860
12.102.204.203
Biểu đồ 4 : Vốn lưu động ròng của công ty
Nhìn chung, vốn lưu động ròng có xu hướng tăng trong 3 năm phản ánh khả năng chi trả tốt của Công ty với các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2007, lượng vốn này khởi điểm là gần 4,74 tỷ sang năm 2008 lượng vốn này tăng lên 11,52 tỷ tăng gần 6,78 tỷ đến năm 2009 lượng vốn này là 12,1 tỷ điều đó có thể thấy được rằng mặc dù nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm 2007 đến năm 2009 lần lượt là 0,2 tỷ; 3,4 tỷ và 8,9 tỷ nhưng lượng vốn lưu động cũng tăng lên khá nhanh điều đó càng cho thấy rõ việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty qua các năm.
Các hệ số thanh toán.
Biểu đồ 5: Các hệ số thanh toán của công ty
ĐV: Lần
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Bảng 9: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tài sản ngắn hạn
4.939.623.229
14.918.412.699
20.856.518.132
Nợ ngắn hạn
201.746.407
3.396.795.829
8.954.476.129
Hệ số TT hiện hành (lần)
24,48
4,39
2,33
Qua bảng và biểu đồ: ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty cổ phần Việt Vàng có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2007 khả năng này là 24,48 lần thì sang năm 2008 nó lại giảm xuống chỉ còn 4,39 lần, sang năm 2009 lại giảm xuống tiếp chỉ còn 2,33 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang gặp vấn đề, làm cho công ty có khả năng gặp rủi ro tài chính cao hơn . Có thể lý giải tại sao lại có sự sụt giảm mạnh như vậy từ năm 2007 sang năm 2008 bởi do năm 2008 nợ ngắn hạn tăng lên 3,4 tỷ gấp gần 17 lần so với năm 2007 đồng thời tài sản ngắn hạn cũng tăng lên từ 4,9 tỷ lên 14,9 tỷ gấp gần 3,04 lần. Như vậy, tốc tăng của tài sản ngắn hạn không nhanh bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên thời kỳ này khả năng thanh toán hiện hành giảm rõ rệt, tốc độ giảm của khả năng thanh toán hiện hành chậm dần năm 2009 để dần đi vào thế ổn định.
Việc hệ số khả năng thanh toán hiện hành cao quá thể hiện doanh nghiệp quản trị tài sản lưu động chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay do quá nhiều nợ khó đòi… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hệ số này thấp quá thì báo hiệu khả năng tài chính khó khăn của công ty.
Tuy nhiên, hàng tồn kho là bộ phận tài sản ngắn hạn kém lỏng nhất để chuyển được nó thành tiền phải tốn một khoảng thời gian và chi phí nhất định, trong khi hàng tồn kho của công ty lại chiếm 1 tỷ lệ khá lớn 20,54 % năm 2008 và 26,6 % năm 2009 trong tổng tài sản. Điều này làm cho việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua hệ số thanh toán hiện hành là thiếu chính xác. Để khắc phục nhược điểm đó, cần xem xét thêm hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Bảng 10: Hệ số khả năng thanh toán nhanh
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
TSNH
4.939.623.229
14.918.412.699
20.856.518.132
HTK
4.018.182
6.157.147.161
5.591.849.064
Nợ NH
201.746.407
3.396.795.829
8.954.476.129
Hệ số TT nhanh (lần )
24,46
2,58
1,7
( nguồn: báo cáo tài chính - phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 - 2009)
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy được khả năng thanh toán nhanh cũng có xu hướng như hệ số thanh toán hiện hành nhưng mức sụt giảm mạnh hơn. Cụ thể năm 2007 hệ số này là 24,46 lần, sang năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 2,58 lần và sang năm 2009 là 1,7 cùng với sự tăng lên % của hàng tồn kho chiếm trong tài sản ngắn hạn là 0,05% năm 2007 lên 20,54% năm 20008 và 26,6% năm 2009 nên đã làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Bảng 11:Hệ số khả năng thanh toán tức thời
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tiền và tương đương tiền
809.973.346
4.515.315.317
3.727.819.104
Nợ ngắn hạn
201.746.407
3.396.795.829
8.954.476.129
Hệ số TT tức thời ( lần)
3,96
1,33
0,42
( Nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 – 2009 )
Tỷ số thanh toán này có xu hướng giảm dần qua các năm 2007 là 3,96 lần sau đó giảm xuống còn 1,33 lần vào năm 2008 tức giảm 66,41 %, tại năm này tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên từ 0,81 tỷ năm 2007 lên 4,52 tỷ tăng lên 458,02 % nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng nợ ngắn hạn tăng lên 1800 % từ 0,2 tỷ lên 3,39 tỷ. Sang năm 2009, tỷ số này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,42 lần tức giảm 68,42 % so với năm 2008 và giảm 89,93 % so với năm 2007, đồng thời tiền và các khoản tương tiền lại có xu hướng giảm 17,45 % so với năm trước và nợ ngắn hạn lại tăng lên 163,66 % tuy nhiên tốc độ giảm của năm 2009 giảm nhẹ hơn so với khoảng thời gian từ năm 2007 chuyển sang 2008 vì nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng mạnh hơn so với năm 2009.
Khác so với các hệ số tính ở trên, hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty có sự ổn định hơn mặc dù vẫn phản ánh xu hướng chung là thể hiện sự sụt giảm khả năng thanh toán vào năm 2008 và 2009 nhưng rõ ràng sự sụt giảm không quá chênh lệch so với hai hệ số trước. Có thể nói tốc độ của tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng nhưng không tăng nhanh bằng sự tăng của nợ ngắn hạn ngày một mạnh mẽ nên hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm.
Hệ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng.
Bảng 12: Hệ số hàng tồn kho trên vốn lưu động ròng
ĐV: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
2008 so với 2007
Chênh lệch 2009 so với 2008
Giá trị
Tỷ lệ
( %)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
HTK
4.018.182
6.157.147.161
5.591.849.064
6.153.128.979
153.132
-565.298.097
-9,18
VLĐR
4.737.876.822
11.521.616.860
12.102.204.203
6.783.740.038
143,18
580.587.340
5,04
HTK / VLĐR
0,09
53,44
46,21
53,53
59.278
- 7,23
-13,53
( nguồn: báo cáo tài chính – phòng tài chính kế toán qua các năm 2007 – 2009 )
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số giữa hàng tồn kho ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status