Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hà Nội



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Lời mở đầu .1
Chương 1 – Tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp xây lắp .3
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại .3
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .4
1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM .5
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .5
1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .6
1.2.2.1. Căn cứ theo thời gian 6
1.2.2.2. Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng .6
1.2.2.3. Căn cứ theo tài sản bảo đảm .7
1.2.3. Tín dụng trung, dài hạn của NHTM .7
1.2.3.1. Khái niệm và các hình thức tín dụng trung, dài hạn .8
1.2.3.2. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn .9
1.3. Doanh nghiệp xây lắp .10
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp xây lắp .10
1.3.2. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp xây lắp 10
1.3.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp .12
1.3.3.1. Về sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp .12
1.3.3.2. Về hoạt động của doanh nghiệp xây lắp .14
1.3.3.3. Về tình hình tài chính của doanh nghiệp xây lắp .14
1.3.3.4. Về tổ chức quản lý của doanh nghiệp xây lắp 15
1.4. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp 16
1.5. Chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHTM .18
1.5.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung, dài hạn .18
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn .20
1.5.2.1. Các chỉ tiêu định tính .20
1.5.2.2. Các chỉ tiêu định lượng .21
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn .26
1.5.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng .26
1.5.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng .29
1.5.3.3. Các nhân tố khác 30
Chương 2 - Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .32
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động .34
2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng .36
2.1.4. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây (2005-2007) 36
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn .36
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn 38
2.1.4.3. Các hoạt động khác 39
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 41
2.2.1. Quy trình tín dụng trung, dài hạn .41
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng.45
2.2.2.1. Quy mô tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL .45
2.2.2.2. Nợ quá hạn trung, dài hạn đối với DNXL .50
2.2.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận .51
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .53
2.3.1. Kết quả đạt được .53
2.3.2. Hạn chế 55
2.3.3. Nguyên nhân .56
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng .56
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía DNXL .58
2.3.3.3. Các nguyên nhân khác 59
Chương 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .60
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới .60
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .63
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với DNXL 63
3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng .66
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay 67
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay .68
3.2.5. Nâng cao các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu .69
3.2.6. Tăng cường huy động vốn trung, dài hạn .71
3.2.7. Đổi mới và hoàn thiện công nghệ ngân hàng .71
3.3. Kiến nghị .72
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước .72
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 73
Kết luận .75
Tài liệu tham khảo .76
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c
- Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp thì hoạt động tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn và có độ rủi ro cao.
- Sự quản lý, điều hành, các chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Các chính sách của chính phủ góp phần ổn định môi trường chính trị-xã hội, giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các dự án trung và dài hạn đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu chính trị không ổn định, sự điều hành của chính phủ không chặt chẽ, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay do rủi ro cao, đặc biệt đối với tín dụng trung, dài hạn.
- Các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ cũng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối với DNXL, các công trình xây dựng ở ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sẽ làm giảm chất lượng công trình, phát sinh cho DNXL nhiều chi phí để khắc phục, sửa chữa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như trình độ cán bộ ngân hàng mà các nhân tố trên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn ở các mức độ khác nhau. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng, các ngân hàng cần đánh giá cụ thể sự tác động của từng nhân tố, trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5/1957, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hiện nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Trụ sở của Ngân hàng đặt tại số 4B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiệm vụ là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.
Như vậy, tính đến năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã trải qua gần 50 năm hoạt động, ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử như sau:
Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội (1957-1981)
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội (1982-1989)
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội (1990 đến nay), gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng :
- Năm 1957-1965 : Chi hàng cung cấp vốn phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội từ khi mới thành lập với mô hình tổ chức chỉ có 2 phòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kĩ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội như Nhà máy Điện Yên phụ, xây dựng lại đường sắt nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc…
- Năm 1965-1975: Thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn này, Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội vừa phục vụ xây dựng, vừa tham gia chiến đấu, đã cung ứng vốn kịp thời phục vụ nghi trang, ngụy trang, bảo vệ an toàn các cơ sở công nghiệp của thủ đô, sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng, hoàn thành tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo vệ các cơ quan của Đảng, Nhà nước đóng trên địa bàn Thủ đô.
- Năm 1975-1995: sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới, đó là cung ứng vốn phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô.
Ngân hàng đã cung ứng vốn xây dựng các công trình quan trọng như: công trình cầu Chương Dương, tuyến đường vành đai Trần Nhật Duật, mạng vi ba Bắc Nam, công trình cáp thuê bao…Về văn hóa, xã hội, y tế đã xây dựng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, bệnh viện Nhi Thụy Điển…
- Từ năm 1995 đến nay, Ngân hàng chuyển sang giai đoạn mới : Kinh doanh đa năng tổng hợp, thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường, thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lý theo hướng phát triển mạng lưới Ngân hàng bán lẻ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cơ động.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được phân cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 1, xếp hạng doanh nghiệp hạng 1 (Theo quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được chia thành các khối như sau:
- Khối Tín dụng
Khối tín dụng gồm 4 phòng tín dụng thực hiện nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp và tín dụng dân cư.
+ Phòng Tín dụng 1: Chuyên sâu phục vụ khách hàng là doanh nghiệp giao thông.
+ Phòng Tín dụng 2 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế địa phương (trực thuộc các Sở, ban, ngành, ủy ban)
+ Phòng Tín dụng 3 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Phòng Tín dụng 4 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế TW trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp.
- Khối Dịch vụ :
+ Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức.
+ Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân : chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng cá nhân.
+ Phòng Kinh tế đối ngoại và Thanh toán quốc tế : thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, dịch thư Bảo lãnh…
- Khối chức năng :
+ Phòng Kế hoạch - nguồn vốn
+ Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Tiền tệ kho quỹ
+ Phòng Thông tin điện toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Khối
Dịch vụ
Khối
Tín dụng
Các đơn vị trực thuộc
Khối
Chức năng
Phòng TD 1
Phòng DVKHDN
Phòng KHNV
Các phòng giao dịch
1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18
P...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status