Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng VPbank Thăng Long - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG 7
1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng 8
1.1.1.Khái niệm của cho vay tiêu dùng 8
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 9
1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng 9
1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay 10
1.1.3.2 Căn cứ vào cách hoàn trả 15
1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 21
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 21
1.1.4.1.Xét trên phương diện người tiêu dùng 21
1.1.4.2 Xét trên phương diện Ngân hàng thương mại 21
1.1.4.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội 22
1.2. Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng 22
1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng 22
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng 23
1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng 23
1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng 26
1.3.1 Các nhân tố khách quan 26
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG VPBANK_VPBANK THĂNG LONG 34
2.1. Khái quát chung về ngân hàng VPbank 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Vpbank và chi nhánh Ngân hàng VPbank Thăng Long 34
2.1.2. Bộ máy quản lí của VPbank Thăng Long 36
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức & các chi nhánh trực thuộc 37
2.1.2.2 Phòng Hành chính nhân sự 36
2.1.2.3. Phòng Giao dịch ngân quỹ 36
2.1.2.4. Phòng Kế toán 36
2.1.2.5. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp & TTQT 37
2.1.2.6. Phòng Tín dụng Cá nhân 38
2.1.2.7. Phòng TĐ TSĐB 38
2.2. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng VPbank Thăng Long. 40
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 42
2.2.2. Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh 45
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh 47
2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long 50
2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank 50
2.3.2. Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 51
2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 53
2.3.4. Tình hình mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 55
2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu 57
2.3.6. Đánh giá chung về tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 58
2.3.6.1.Những kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 59
2.3.6.2. Một số hạn chế của hoạt đông cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 62
2.3.6.3. Những nguyên nhân chủ yếu 64
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK THĂNG LONG 66
3.1.Định hướng phát triển của chi nhánh 66
3.1.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh 66
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh 70
3.1.3. Đánh giá nhu cầu vay tiêu dùng và mức độ cạnh tranh trên thị trường 70
3.2.Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng 74
3.2.1. Chiến lược kinh doanh cụ thể về cho vay tiêu dùng 74
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng 75
3.2.3 Đa dạng hoá cách cho vay tiêu dùng 76
3.3.4 Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng 77
3.3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 78
3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như đạo đức của nhân viên chi nhánh 78
3.2.7.Cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của chi nhánh 79
3.2.8. Một số giải pháp khác 79
3.3 Kiến nghị 80
3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank 80
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Trung ương 80
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam 81
KẾT LUẬN 82
Danh mục tài liệu tham khảo 83
Lời mở đầu
Cùng với mức sống ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của dân
cư cũng tăng theo. Nắm được nhu cầu trên các chương trình cho vay tiêu dùng các
ngân hành ngày càng mở rộng về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống ngân hàng đã
thực hiện chiến đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tănh dường huy động vốn
từ nhiều nguồn, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng thay vì chờ khách hàng đến
với mình như trước, chú trọng hiện đại hoá ngan hàng, đổi mới một cách căn bản mô
hình tổ chức và cơ cấu điều hành… đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế.
Phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, nhắm vào những khách
hàng tiềm năng. Cho vay tiêu dùng là một thị trường còn rất rộng và đầy tiềm năng.
Hầu như các ngân hàng đều có các chương trình cho vay tiêu dùng đa dạng như: cho
vay mua xe, mua nhà phục vụ sinh hoạt gia đình, xây dựng và sửa chữa nhà . Trong
giai đoạn trước cho vay tiêu dùng chưa được chú trọng thì nay nó đã trở thành mảnh
đất màu mỡ cho hoạt động tín dụng phát triển. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng
VPbank _Chi nhánh ngân hàng Vpbank Thăng Long cùng với những kiến thức học
được qua quá trình học tập tại chi nhánh em đã chọn đề tài:”GIẢI PHÁP NHẰM
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
VPBANK THĂNG LONG” để nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá và trau dồi hơn
nữa những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường.
Chương I: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng
của Ngân Hàng
1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cấp tín
dụng của Ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ ràng về
cho vay tiêu dùng, ta cần hiểu rõ kháI niệm về tín dụng Ngân hàng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hay hàng hoá) giữa bên cho vay
(Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán
Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh Ngân
hàng. Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùng là một
trong số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu đáng kể cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng
Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau:
Cho vay tiêu dùng là các khoàn cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu
của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài
chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, mua sắm đồ
dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:
 Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản
vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi

phí về thẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi
phí cho vay cao. Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.
 Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thuờng phụ thuộc vào
chu kì kinh tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển
của nền kinh tế. Nói một cách chi tiết: Khi nền kinh tế tăng trưởng
làm thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng
theo, vì vậy số người đi vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng tăng
theo. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm
phát và thất nghiệp tăng theo, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm
dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm theo.
 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất.
Bởi vì một khi đã đi vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khách
hàng thường chỉ quan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của
họ được thoả mãn một cách tốt nhất mà không quan tâm lắm đến
vấn đề lãi suất.
 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiết tới thu
nhập và trình độ văn hoá của họ. Nếu thu nhập của khách hàng cao,
họ sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng và ngược lại. Cũng như vậy, nếu
trình độ học vấn cao, khách hàng sẽ hướng nhu cầu của họ đến
những hàng hoá cao cấp, do vậy nhu cầu vay để tiêu dùng cũng tăng
lên.
 Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho
Ngân hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính.
Nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng ở những khoản vay tiêu
dùng thường là nguồn thu nhập cá nhân. Thông tin về thu nhập cá
nhân là do khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng nên độ chính xác
thường không cao.
 Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của
khách hàng, trình độ khách hàng, các sự cố bất thường của khách
hàng, tư cách khách hàng. Nếu một trong những yếu tố kể trên có
những biến động ngược lại với đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi
ro cho hoạt động tín dụng tiêu dùng. Cơ cấu kinh tế thay đổi, có sự
cố xảy ra cho khách hàng… đều tác động đến thu nhập của khách
hàng - nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng. Riêng về tư cách của
khách hàng, nếu Ngân hàng không thẩm định kĩ dẫn đế đánh giá sai
lầm về khách hàng, rủi ro mất vốn sẽ rất cao.
Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thể căn cứ
vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp để thoả
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.1.3.Các loại hình cho vay tiêu dùng
1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay:
a./ Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.
Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo thường là
tài sản hình thành từ vốn vay.
b./Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho
việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải
trí và du lịch… Đây là các khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ với thời hạn ngắn.
1.1.3.2 Căn cứ vào cách hoàn trả:
a./ Cho vay tiêu dùng trả góp : Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó
người đi vay trả nợ ( gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo những
kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay. cách này thường được áp dụng
cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người vay không đủ khả
năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các
Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau:
* Loại tài sản được trả nợ:


2fE3mP9x8Hvazh4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status