Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm) - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)



Từ năm 1989 đến năm 1995, với phương châm đẩy mạnh cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng. Đến năm 1998, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cải tổ lại hệ thống, và đưa ra chiến lược khách hàng mới đã mở rộng đầu tư tín dụng. Năm 2001, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã trở thành một trong 13 chi nhánh hoạt động phát triển nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương. Năm 2002 lợi nhuận hạch toán đạt 42,218 tỷ đồng tăng gấp 2,4 lần lợi nhuận năm 2001 và vượt kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao 1,2 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những chi nhánh hoạt động phát triển nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng hơn tới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu như đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy của các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Cho vay ngoại tệ với những khách hàng có quan hệ kinh doanh đối với doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, lắp đặt dây chuyền sản xuất
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nhờ thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết đế cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản vay của doanh nghiệp. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Trong tương lai khi có sự lớn mạnh giữa các ngân hàng và doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn.
+ Kiểm soát nội bộ: Các quy chế, thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do đó, công tác này giúp cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác, nắm được những sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông qua kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt, hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Nâng cao chất lượng công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.3.2 Về phía khách hàng.
+ Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng: Nếu người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn, có năng lực quản lý kinh doanh tốt thì tính khả thi của dự án xin vay cao và khả năng hoàn trả gốc, lãi cho ngân hàng sẽ cao hơn.
+ Việc sử dụng tiền vay của khách hàng: Nếu khách hàng sử dụng tiền vay đúng đối tượng, mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay về đối tượng và mục đích của khoản vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu khách hàng sử dụng tiền vay không đúng đối tượng và mục đích xin vay sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Tình hình tài chính của khách hàng: Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh vượt quá khả năng về vốn tự có thì hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau sẽ xảy ra, nhiều trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nảy sinh ý định chiếm dụng vốn, thậm chí lừa đảo. Vì vậy khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
+ Việc ngân hàng thiếu thông tin dẫn đến thiếu cơ sở giải quyết cho vay do pháp lệnh thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê. Số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thậm chí còn cố tình đưa ra số liệu sai lệch. Tình trạng này làm cho khả năng gặp rủi ro ở các khoản vay lớn hơn.
1.2.3.3 Các nhân tố khác
+ Môi trường pháp lý: Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo quy định của ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của luật pháp không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời thì rất khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng tạo ra các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường như vậy nên hoạt động của họ sẽ giảm sút và không hiệu quả như vậy cũng tác động đến quy mô và hoạt động tín dụng.
Ngược lại, những văn bản pháp luật, những quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Điều đó sẽ giúp chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao.
+ Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp, vì vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Khi chu kỳ kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ có nhu cầu vốn nhiều và do vậy làm tăng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các yếu tố khác của môi trường kinh tế như lạm phát, các biến động về tỷ giá, lãi suất, về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Như trường hợp lạm phát cao lãi suất thực sẽ giảm xuống từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các khoản vay ngắn hạn rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Do vậy nếu ngân hàng không có sự cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng nguồn thì có thể khoản cho vay sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn.
+ Lãi suất: Lãi suất luôn biến động trong nền kinh tế thị trường và sự biến động này ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Lãi đang ở mức thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra các lý do trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài ngân hàng (vì nếu trả ngay sẽ phải vay lãi suất cao hơn còn nếu được ra hạn nợ sẽ được hưởng lãi suất cũ). Lãi suất cho vay giảm liên tục trong khi lãi suất huy động tiền gửi giữ nguyên hay tăng không đáng kể làm cho chênh lệch đầu và đầu ra giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Mặt khác lãi suất cao cũng tạo nên gánh nặng về chi phí tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.
+ Môi trường xã hội: Các nhân tố xã hội như niềm tin lẫn nhau, tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí…ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân chính tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng đó là ngân hàng và khách hàng. Thật vậy, nếu một nơi nào đó mà trật tự an ninh không đảm bảo, an toàn xã hội kém sẽ gây tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư nên họ sẽ không đầu tư vào nơi đó, do đó nhu cầu vay vốn cũng hạn chế, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nơi nào có trật tư an ninh tốt sẽ an toàn cho hoạt động đầu tư, điều đó sẽ khuyến khích các chủ đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của mình. Như vậy, nhu cầu tín dụng tăng lên và tín dụng ngân hàng có cơ hội phát triển.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng chịu tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng: từ điều kiện của nền kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, quy tắc của Nhà nước cùng với các nhân tố về khả năng quản lý, cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ nhân viên của chính ngành ngân hàng. Để có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thì cần nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế, khắc phục tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định chung của toàn ngân hàng.
Chương II
Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status