Một số đề xuất, kiến nghị về bảo đảm tiền vay của ngân hàng công thương Thanh Xuân - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số đề xuất, kiến nghị về bảo đảm tiền vay của ngân hàng công thương Thanh Xuân



Với đặc trưng của một ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân cũng phải vận hành trong một môi trường pháp lý chặt chẽ do các cơ quan pháp quyền của Nhà nước đặt ra. Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành từ khá lâu nhưng pháp luật về bảo đảm tiền vay vẫn còn khá trẻ. Điều này cũng được lý giải bởi đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử. Trước tháng 7/1989, với đặc trưng của một nền kinh tế còn nặng về bao cấp, các biện pháp bảo đảm tiền vay chưa được quy định. Hai pháp lệnh ngân hàng ra đời sau đó đã tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng thu hồi nợ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tăng lên rất nhiều so với các năm trước.
Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2002 đã đạt và vượt chỉ tiêu của NHCTVN giao. Cũng trong năm 2002 có thời kỳ lãi suất huy động của NHCT thấp hơn so với lãi suất của một số ngân hàng khác nhưng nguồn huy động của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm đến các địa bàn dân cư trong quận Thanh Xuân. Năm 2001, chi nhánh đã khai trương 2 quỹ tiết kiệm (số 78 và 79), năm 2002 khai trương thêm 3 quỹ tiết kiệm (số 80, 81 và 82) đưa tổng số quỹ tiết kiệm của chi nhánh lên 13 quỹ, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của nhân dân trong quận Thanh Xuân. Từng bước hiện đại hoá công nghệ, trong năm chi nhánh đã chuyển 3 quỹ tiết kiệm sang giao dịch tức thời (số 31, 44, 47), rút ngắn thời gian giao dịch, chính xác trong thanh toán, tạo niềm tin đối với khách hàng đến giao dịch; từng bước cải thiện công nghệ trong giao dịch, thực hiện văn minh trong hoạt động ngân hàng. Có thể nói, trong công tác huy động vốn, mặc dù không tạo cho mình ưu thế về mặt lãi suất huy động song do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo cân đối vốn, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh.
Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra dưới nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng, nâng cao uy tín của NH đối với khách hàng.
2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2002 gặp rất nhiều khó khăn: nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ thay đổi với biên độ lớn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Do đó mục tiêu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, quan trọng hơn là tăng trưởng dư nợ, giữ vững và củng cố quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng, không hoàn toàn lấy lãi kinh doanh làm tiêu chí mà vì hiệu quả chung của cả chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2002 đạt 52.980.241 USD và nhiều loại ngoại tệ khác như EUR, HKD... tăng gấp 2 lần so với 2001. Doanh số bán ra 53.832.480 USD, tăng 3.647.368 USD so với năm 2001.
Nghiệp vụ mở và thanh toán L/C nhập khẩu: năm 2002 phát hành 154 L/C trị giá 30.867.593 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 255,3% so với năm 2001, số món bằng 157% so với năm 2001, giá trị thanh toán 17.699.000 USD và ngoại tệ khác quy đổi, bằng 148,14% so với năm 2001.
Năm 2002 ngân hàng thực hiện nhờ thu 45 món so với 29 món năm 2001 trị giá 668.946 USD so với 321.755 USD năm 2001. Như vậy số món tăng gấp rưỡi và giá trị tăng gấp đôi.
Chuyển tiền đi nước ngoài năm 2002 là 240 món, trị giá 868.220 USD.
Chi trả kiều hối năm 2002 đạt 232 món trị giá 2.486.000 USD, năm 2001 là 145 món trị giá 2.315.933 USD.
Có thể nhận thấy trong những năm gần đây, ngân hàng đã tăng dần các cách thanh toán quốc tế khác làm tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đang hoà nhập với quốc tế và niềm tin của khách hàng dành cho ngân hàng ngày càng cao.
Công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng áp dụng và thực hiện các phương tiện thanh toán thương mại quốc tế có lợi cho khách hàng và an toàn vốn được chi nhánh đặc biệt quan tâm.
Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phong các giao dịch văn minh lịch sự.
2.1.2.3. Công tác kế toán – tài chính.
Với công nghệ hiện đại, phong cách giao dịch tận tình, trong năm 2002 số lượng khách hàng đến giao dịch và chuyển tiền tăng 426 khách hàng so với năm 2001, khối lượng luân chuyển qua ngân hàng 21.643.145 triệu đồng, tăng 3.384.333 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 119.45%.
Công tác kế toán – tài chính chấp hành tốt chế độ, pháp lệnh kế toán quy định; đảm bảo kịp thời, chính xác, trung thực, việc ghi chép kế toán hợp lệ, hợp pháp. Phối hợp với nghiệp vụ tín dụng thu nợ, thu lãi kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về quỹ, bảo đảm thanh toán và ký quỹ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch của ngân hàng cấp trên.
Công tác quyết toán năm hoàn thành tốt, các báo biểu kế toán thực hiện báo cáo về ngân hàng công thương Việt Nam trước giờ quy định. Phong cách thái độ tiếp khách được chú trọng nâng cao, do đó lượng khách hàng về giao dịch với chi nhánh tăng 156 tài khoản so với năm 2001.
Công tác thông tin điện toán đã triển khai kịp thời chế độ hạch toán dự thu, dự trả từ tháng 3/ 2001, triển khai chương trình mới báo cáo tức thời về ngân hàng Nhà nước, thực hiện chương trình chuyển đổi 12 loại ngoại tệ về đồng EUR. Đặc biệt đã có sự nghiên cứu phối hợp giữa các phòng Kế toán tài chính – Quản lý tiền gửi dân cư – Kinh doanh giúp khách hàng giao dịch tiện lợi hơn.
2.1.2.4. Hoạt động tín dụng.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng các khoản đầu tư, cho vay
- VNĐ
- Ngoại tệ
Tổng các khoản đầu tư, cho vay
- Đầu tư trái phiếu Chính phủ
- Uỷ thác cho vay
- Cho vay nền kinh tế:
+ Cho vay trung, dài hạn
+ Cho vay ngắn hạn
- Cho vay nền kinh tế:
+ Cho vay ngoài quốc doanh
+ Cho vay quốc doanh
436.115
382.672
53.443
436.115
5.532
0
430583
77.608
352.975
430583
18.730
411.853
750.649
657.649
93.000
750.649
18
87.924
662.707
151.650
511.057
662.707
24.020
638.687
1.034.9222
958.594
76.328
1.034.9222
3.589
80.649
950.684
257.594
693.090
950.684
72.515
878.169
(đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương T.Xuân)
Các khoản đầu tư và cho vay năm 2002 đã đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng công thương Việt Nam, vừa đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngân hàng, hoà chung bước tiến của cả nền kinh tế trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Các khoản đầu tư và cho vay năm 2002 tăng 284.273 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 161.85%.
Trong đó:
- Các khoản đầu tư đạt 80.684 triệu đồng, chủ yếu là uỷ thác cho vay
đối với Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, một dịch vụ mới lần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam cho phép chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện từ năm 2001. Thông qua Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, ngân hàng đã đầu tư đóng 2 con tàu 6.300 tấn và một tàu 11.500 tấn. Vốn vay thực sự đáp ứng kịp thời, hiệu quả góp phần nâng cao năng lực và hiện đại hoá ngành vận tải biển Việt Nam theo đúng chủ trương chỉ đạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và yêu cầu triển khai khẩn trương.
- Cho vay nền kinh tế đạt 950.684 triệu đồng, tăng 287.977 triệu đồng so với năm 2001, tương đương 164,27%. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 874.357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,86% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 303.645 triệu đồng so ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status