Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng công Thương Hoàn Kiếm - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng công Thương Hoàn Kiếm



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I:. 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại. .3
1. Chức năng. 3
1.1. Chức năng trung gian tín dụng. 3
1.2. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý phưong tiện thanh toán. 4
1.3. Chức năng tạo ra tiền Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng hai cấp. 5
1.4. Chức năng làm dịch vụ tài chính và dịch vụ k hác. 6
2. Vai trò. 7
2.1. Vai trò thực thi chính sách tiền tệ 7
2.2. Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền của Ngân hàng Thương mại. 8
II. Lý luận chung về sử dụng vốn của Ngân Hàng thương mại . 9
1. Cấu trúc nguồn vốn tại Ngân Hàng thương mại 10
1.1. Nguồn vốn tiền gửi. 10
1.2. Nguồn vốn đi vay. 11
1.3. Các nguồn vốn khác của Ngân hàng Thương mại. 12
1.4. Vốn chủ sở hữu và các quỹ. 12
III. Sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại 13
1. Tiền dự trữ. 14
2. Đầu tư vào chứng khoán. 14
3. Tiền cho vay. 15
4. Các khoản đầu tư. 16
5. Tài sản có khác. 17
6 Tài sản cố định tính luỹ. 17
IV. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn an toàn và hiệu quả. 17
1. Quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại. 17
2. Quản lý thanh khoản 18
2.1. Lý thuyết cho vay thương mại 20
2.2. Lý thuyết về khả năng chuyển đổi: 20
2.3. Lý thuyết về lợi tức dự tính 20
2.4. Quản lý tình ình dự trữ 22
3. Quản lý rủi ro 23
3.1. Quản lý rủi ro tín dụng 23
3.2. Quản lý rủi ro lãi suất 24
3.3. Quản lý rủi ro hối đoái 26
3.4. Quản lý rủi ro thanh khoản 27
PHẦN II. 29
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM. .29
I. Khái quát chung về Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 29
II.Thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 33
1. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn.36
2. Trực trạng về sử dụng vốn.39
3. Nguyên nhân nợ quá hạn 60
4. Những giải pháp ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã thực hiện và hiệu quả của nó. 61
PHẦN III 63
1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 63
2. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng 64
3. Đối với ngân hàng tài chính Hoàn Kiếm 68
4. Một số kiến nghị 73
KẾT LUẬN 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ay nói cách khác rủi ro lãi suất là sự mất mât cân bằng giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra do ngân hàng không đoán được cung cầu trên thị trường vốn và tiền tệ làm ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng. Để đo lường rủi ro lãi suất, lợi nhuận của Ngân hàng được tính như sau:
Ln = L đầu ra= (L đầu vào + CF ) > 0 Ngân hàng có lãi
Lãi suất bình quân đầu vào
V =
* Lãi suất bình quân đầu ra
r =
DL = Lr - Lv
Sau đó: DS = DL = TN
(Doanh số bình quân ) (Doanh số bình quân của Ngân hàng )
Ngân hàng phải nghiên cứu diễn biến thị trường tiền tệ, thị trường vốn, nghiên cứu quan hệ cung cầu vốn dài hạn, trung hạn va ngắn hạn, có chính sách huy động vốn tương ứng. Nghiên cứu diễn biến tinh hình của lạm phát đồng thời phân đoạn thị trường. Trong từng trường hợp thị trường có nhiều rủi ro không nên cho vay thời hạn lâu dài vì Ngân hàng khó thay đổi hợp đồng tín dụng. Thay vào đó thì hợp đồng với khách hàng theo lãi suất điều chỉnh theo mức biến động lãi suất trên thị trường.
3.3. Quản lý rủi ro hối đoái
Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một nước.
Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm, vì nó khiến Ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷ giá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ. Thí dụ đồng yên nhật giảm 1,5% so với đồng nội tệ thì các Ngân hàng ký thác bằng đồng yên và lượng tiền lên tới 100 triệu đồng đã thiệt hại 1,5 triệu đồng. Những biến động ngắn hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia dài hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia vào dịch vụ giao dịch ngoại hối, phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau. Và thực hiện một khối lượng kinh doanh tiền tệ vừa đủ để các thiệt hại có thể bù đắp bằng lợi tức.
Hơn nữa Ngân hàng phải cảnh giác không chỉ với những thay đổi về tỷ giá hói đoái mà cả vớii những nguyên nhân của những thay đổi ấy để có thể áp dụng các biện pháp giảm bớt rủi ro. Về các loại tiền tệ chủ yếu các Ngân hàng hay các khách hàng có thể giảm bớt rủi ro với các giao dịch trong thị trường tỷ giá hối đoái có kỳ hạn. Chúng ta sẽ thấy hối đoái có kỳ hạn, giai đoạn đầu là bán ngoại tệ giao ngay năm phát sinh rủi ro làm phát sinh rủi ro lãi suất.
Vì vậy giảm thiểu rủi ro hối đoái chúng ta biết nhận và phân tích thông tin từ bên ngoài một cách tỷ mỉ, chính xác.
3.4. Quản lý rủi ro thanh khoản
Sự an toàn của Ngân hàng vấn luôn là mối quan tâm với nhiều người, từ các giới chức điều hành đến nhà kinh doanh, các cổ động Ngân hàng đến các công dân các đất nước, vì những vụ phá sản của Ngân hàng liên quan sự phát triển kinh tế đất nước hơn bất cứ một sự phá sản của bất cứ một doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của Ngân hàng, nếu nghiêm trọng, có thể làm các cổ đông mất vốn đầu tư, mất mát các khoản tiền gửi, bao gồm các khoản tiết kiệm mà suốt đời nhiều người mới có được và vốn tích luỹ cuả các doanh nghiệp qua nhiều thế hệ. Các thua lỗ của Ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của quần chúng và chuyển sang ảnh hưởng đối với các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền.
Mặc dầu khó nhận ra một cách chính xác các nguyên nhân của những vụ phá sản Ngân hàng, lịch sử của những vụ phá sản cho thấy, các điều kiện mất khả năng thanh khoản của Ngân hàng góp phần quan trọng. Từ đó, các Ngân hàng quan tâm đến vai trò của vốn tự có khă năng tính lỏng các loại tài khoản trong việc ngăn ngừa chống các vụ phá sản.
Thực chất thành khoản là khả năng chi trả các khoản nợ đối với khách hàng và đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng là người gửi. Đó là tổng hợp của nhiều loại rủi ro
Hr =
Hệ số này ³ 25% chấp nhận được
Ê 25% khả năng thanh khoản của Ngân hàng bị suy giảm
Để quản lý rủi ro thanh khoản Ngân hàng phải tính toán một cơ cấu hợp lý các loại tài sản đặc biệt có tỷ lệ hợp lý.
Phần II
Thực trạng việc sử dụng vốn tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
I. Khái quát chung về Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.
Ngân hàng công thưong Hoàn Kiếm là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam, trụ sở đặt tại số 37 Hàng Bồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội là một phố cổ thuộc trung tâm thành phố Hà Nội. Trước đây là Ngân hàng cấp quận, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. Cho đến năm 1986, nó được tách ra thành một Ngân hàng độc lập để phục vụ cho các thành phần kinh tế thuộc địa bàn quận. Tuy nhiên sau khi chỉ thị 218/CT ngày 03 /07/1987 của HĐBT và nghị định số 53/HĐBT ra ngày 26 /04 /1988 chính thức chuyển hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp, thì Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm được chính thức tách ra thành một Ngân hàng Thương mại, thực hiện đầy đủ các chức năng kinh doanh tiền tệ và hạch toán độc lập.
Mười năm qua, trên bước đường xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã gặp không ít khó khăn, thậm chí vấp váp trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh đó, nằm trên cùng địa bàn quận, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm còn chịu sự cạnh tranh của nhiền Ngân hàng lớn của trong và ngoài nước như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty bank, Banh of American; ANZ (úc),... Tuy sự cạnh tranh này gây không ít khó khăn cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã từng bước khắc phục khó khăn, chủ động điều chuyển vốn, đa dạng hoá hình thức dịch vụ, đáp ứng yêu cầu cao nhất về nhu cầu tín dụng và thanh toán quốc tế. ngay Ngân hàng đã thu hút được hơn 1200 khách hàng tới mở tài khoản hơn 500 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, trên 1720 khách hàng thường xuyên tới vay vốn đưa tổng dư nợ của chi nhánh lên tới 641 tỷ đồng.
Tổng số CBCNV chi nhánh Ngân hàng lên tới 215 người, số cán bộ có trình độ đại học tới 70%, được bố trí tương đối hợp lý giữa các phòng ban.
Cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương Hoàn Kiếm bao gồm:
Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách 3 mảng khác nhau. Ngân hàng chia thành các phòng ban.
+ Phòng tổ chức hành chính tổng hợp 36 người
+ Phòng vi tính 14 người
+ Phòng kiểm soát 12 người
+ Phòng ngôn ngữ 25 người
+ Phòng thanh toán quốc tế 24 người
+ Phòng kinh doanh 27 người
+ Phòng nguồn vốn 57 người
+ Phòng kế toán 28 người
Chi nhánh nngân hàng công thương Đống Đa là một chi nhánh Ngân hàng nhỏ có qui mô tương đối lớn. Mô hình tổ chức bộ máy cùng với đội ngũ như hiện nay là một nhân tố quan trọng góp phần vào những thành quả trong thời gian của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.
Về hoạt động của Ngân hàng, lịch sử phát triển của chi nhánh là huy động tiền gửi dân cư từ các quỹ tiết kiệm, trong đó VND chiếm gồm 100% với l...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status