Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10



Tiền thân của công ty cổ phần LILAMA 10 là Xí nghiệp Lắp máy số 1 Hà Nội được thành lập từ năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Công ty đã góp phần to lớn phục vụ đất nước trong lúc Miền Nam còn bị chia cắt, miền Bắc thì chịu sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ.
Năm 1983, Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Lắp máy số 10 ( theo quyết định thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1983)
Đặc biệt từ năm 1990, công ty đã không ngừng mở rộng qui mô và địa vị hoạt động .
Tháng 4 năm 1990: thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 –1
Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 047841.152
Tháng 1 năm 1991: Thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 – 3.
Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Nam Hà
Điện thoại: 0351.854.554
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g thể hợp lý.
Phương pháp đồ thị
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi do chúng dễ hiểu và dễ sử dụng. Phương pháp này sử dụng một số ít các biến số và cho phép người làm kế hoạch so sánh được nhu cầu dự báo và công suất hiện tại của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, người làm kế hoạch sẽ thực hiện 5 bước:
Xác định nhu cầu cho mỗi kỳ
Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trội và thuê gia công cho mỗi kỳ
Xác định chi phí lao động, thuê gia công và chi phí lưu kho
Tính đến chính sách của doanh nghiệp đối với lao động hay mức lưu kho
Khảo sát các kế hoạch và ước lượng tổng chi phí
Phương pháp toán học
Có nhiều phương pháp toán học được sử dụng vào kế hoạch hóa sản xuất trong những năm gần đây như: Mô hình hệ số quản lý, mô hình nguyên quyết định tuyến tính, mô hình mô phỏng…
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch nhu cầu sản xuất. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanh nghiệp cần sản xuất cái gì? Khi nào sản xuất? Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho chúng ta biết cần chuẩn bị những gì để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạch sản xuất tổng thể. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất không phải là sự chia nhỏ kế hoạch sản xuất tổng thể mà là sự thể hiện kế hoạch nói trên chương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn vị nhằm thỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch. Trong khi kế hoạch sản xuất tổng thể được lập dưới dạng tổng quát cho các nhóm mặt hang, thì kế hoạch chỉ đạo sản xuất được lập cho mỗi mặt hang cụ thể.
Sau khi đã có kế hoạch chỉ đạo sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải dự tính nhu cầu và năng lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất này. Nhu cầu ở đây sẽ bao gồm các chi tiết, bán thành phẩm… cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng.
Kế hoạch nhu cầu sản xuất
Kế hoạch nhu cầu sản xuất nhằm giải quyết tính cân đối của kế hoạch sản xuất tổng thể, khả năng thực hiện được của kế hoạch chỉ đạo sản xuất, mối quan hệ giữa nhu cầu độc lập của khách hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Việc tính toán nhu cầu được thực hiện ngay sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất.
Kế hoạch nhu cầu sản xuất lập ra là để xác định nhu cầu các phương tiện và các yếu tố sản xuất. Phương pháp để lập kế hoạch sản xuất được sử dụng là phương pháp MRP bao gồm việc thực hiện các bước sau:
Phân tích kết cấu sản phẩm
Tính toán nhu cầu phụ thuộc
Tính toán nhu cầu độc lập
Từ các bước phân tích và tính toán ở trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được: mối liên hệ giữa các chi tiết, bộ phận của một sản phẩm, định mức tiêu hao, thời gian cần thiết để hoàn thành từng bước công việc…Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được nhu cầu sản xuất cho từng loại sản phẩm, họ sản phẩm và cho toàn bộ kế hoạch nhu cầu sản xuất.
Kế hoạch tiến độ sản xuất
Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hóa các quyết định về công suất, kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc và sự phân công nhân sự, máy móc và nguyên vật liệu. Kế hoạch tiến độ đòi hỏi phân bố thời gian cho từng công việc, tuy nhiên thường thì có nhiều bước công việc cùng đòi hỏi sử dụng cùng nguồn lực do đó để lập kế hoạch sản xuất doanh nghiệp sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điều kiện sớm
Phương pháp điều kiện sớm bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể khi đã biết yêu cầu công việc.
Phương pháp điều kiện muộn
Phương pháp điều kiện muộn bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch của công việc cuối trước tiên. Bằng cách trừ lùi thời gian cần thiết cho mỗi bước công việc, chúng ta sẽ biết thời gian phải bắt đầu sản xuất.
Phương pháp biểu đồ GANTT
Phương pháp biểu đồ GANTT nhằm xác định thứ tự và thời hạn sản xuất của các công việc khác nhau cần thiết cho một chương trình sản xuất nhất định, tùy theo độ dài của mỗi bước công việc, các điều kiện trước của mỗi công việc, các kỳ hạn cần tuân thủ và năng lực sản xuất. Để áp dụng được phương pháp này doanh nghiệp cần ấn định một chương trình sản xuất, xác định những công việc khác nhau cần thực hiện, xác định thời gian cần thiết cho mỗi công việc cũng như những mối quan hệ giữa chúng.
Vai trò kế hoạch sản xuất
Vai trò kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Thực tế luôn có sự chênh lệch giữa dự báo và thị trường nơi mà doanh nghiệp có mặt. Vì vậy, kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt sao cho thích ứng được với mọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động của nhu cầu.
Qua đó, kế hoạch sản xuất làm cho chức năng sản xuất trở thành một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Với các yêu cầu của quản lý sản xuất là tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt động tốt của kế hoạch sản xuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp.
Vai trò của kế hoạch sản xuất trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất cùng với kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự và kế hoạch phát triển sản phẩm mới… hợp thành kế hoạch chức năng của doanh nghiệp, xem đó như là kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sản xuất giúp cụ thể hóa hệ thống kế hoạch chiến lược, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp.
Kế hoạch
R& D
Kế hoạch
Marketing
Kế hoạch
Sản xuất và dự trữ
Kế hoạch
Tài chính
Kế hoạch
Nhân sự
Sản phẩm mới
Khố lượng
Nhu cầu của khách hàng
Dự toán
Ràng buộc
Cung nhân sự
Công suất và thời hạn
Nhu cầu nhân sự
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp
Các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất là một trong những nội dung quan trọng, việc lập kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hay nhiều sản phẩm đã định. Vì vấy, kế hoạch sản xuất là kế hoạch đầu tiên và là căn cứ để lập các kế hoạch chức năng khác trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty cổ phần LILAMA 10
Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 10
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần LILAMA 10
Tên, trụ sở công ty
Công ty cổ phần LILAMA 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam, hạch toán độc lập, có đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status