Vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO



Mục lục
I/ KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1
1/Tranh chấp thương mại. 1
2/ Tranh chấp kinh doanh – thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây: 3
II/ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM. 3
1/ Thương lượng 4
2/ Hoà giải 9
3/ Trọng tài thương mại 13
3.1/ Hình thức của trọng tài thương mại 14
3.3/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại. 20
3.4/ Thi hành quyết định trọng tài 22
4/ Toà án 23
4.1/ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án. 23
4.2/ Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án. 27
III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 28
1/ Thuận lợi. 28
2/ Khó khăn 30
IV/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 32
1/ Lợi thế trong tranh chấp kinh doanh thương mại khi gia nhập WTO 32
2/ Những khó khăn đối với thành viên là nước đang phát triển tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp WTO 33
2.1/ Khó khăn về tài chính 33
2.2/ Khó khăn về nguồn nhân lực 34
3/ Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 37
V/ SỰ THAY ĐỔI CỦA PHÁP LUẬT KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 39
1/ Thứ nhất, có hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng. 43
2/ Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật khi Việt Nam gia nhập WTO 44
3/ Thứ ba, xử lý vấn đề nảy sinh khi thực hiện cam kết. 45
4/ Thứ tư, củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp 48
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng tài viên; hỗ trợ trong việc xem xét lại quyết định của hội đồng trọng tài; hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hỗ trợ trong việc huỷ hay không huỷ quyết định trọng tài…
+ Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
Trung tâm trọng tài là tổ chức thoả mãn đầy đủ các điều kiện của pháp nhân, bao gồm:
Được thành lập hợp pháp.
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005).
Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Ngoài sự độc lập, bình đẳng và quan hệ hợp tác (nếu có), giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước.
+ Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Gồm: Ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm
Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hay các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư kí trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử
Các trọng tài viên, các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hay chỉ định.
+ Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hay thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải được sự chuẩn thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hay trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có thoả thuận (Điều 49 khoản 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại).
+ Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm.
Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hay chỉ định trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài hay trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài vụ việc.
3.2/ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
* Nguyên tắc thoả thuận trọng tài.
* Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan.
* Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật.
* Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thoả thuận của các bên.
* Nguyên tắc giải quyết một lần.
Ưu thế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của trọng tài so với toà án đó là trọng tài thương mại luôn bảo đảm bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân, bởi nguyên tắc xét xử của trọng tài thương mại là xét xử bí mật (không ai có quyền tham dự, nếu không được sự đồng ý của các bên). Đồng thời thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh các tranh chấp, tiết kiệm thời gian vì nguyên tắc xét xử của trọng tài là các bên không có quyền kháng cáo lên bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào trừ khi có chứng cứ cho thấy có sự vi phạm thủ tục tố tụng. Ngoài ta, tố tụng trọng tài rất linh hoạt bảo đảm tốt hơn quyền tự do định đoạt của các bên, theo đó các bên có quyền được tự quyết định chọn hình thức trọng tài, có quyền chọn thời gian địa điểm sao cho thuận tiện nhất, cũng như việc có quyền áp dụng luật tố tụng và luật nội dung của nước ngoài. Một ưu thế khác biệt của trọng tài thương mại đó là trọng tài thương mại không thay mặt cho quyền lực Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau…
3.3/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài này có hiệu lực.
Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại.
- Thứ hai, giữa các bên tranh chấp phải có thoả thuận trọng tài.
Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Nếu các bên có thoả thuận trọng tài nhưng tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp thương mại thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu và như vậy trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết (Điều 30 Pháp lệnh trọng tài thương mại).
Khác với thẩm quyền của Toà án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hay chỗ ở của bị đơn và theo sự thoả thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thoả thuận lựa chọn bất kì một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn. Cũng không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có 1 cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
=> Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và các bên có thoả thuận trọng tài. Khi các bên đã thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của Toà án trừ khi thoả thuận trọng tài vô hiệu hay các bên huỷ thoả thuận trọ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status