Thiết kế chương trình điều khiển trạm trộn bê tông - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỤC LỤC

Chương I: Khái niệm và phân loại bê tông
Chương II: Thuyết minh nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trạm trộn bê tông và chức năng các phần tử của trạm
Chương III: Giới thiệu PLC và ứng dụng PLC
Chương IV: Thiết kế chương trình điều khiển trạm trộn bê tông
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM.

1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BÊ TÔNG.

1.1. Khái niệm.

Bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ cát, đá, xi măng, nước. Trong đó cát, đá chiếm 80%÷85%, xi măng chiếm 8%÷15%, còn lại là khối lượng nước. Ngoài ra còn có thêm phụ gia vào để thoả mãn yêu cầu đặt ra.
Hỗn hợp vật liệu mới nhào trộn xong gọi là hỗn hợp bê tông, hỗn hợp bê tông phải có độ dẻo nhất định, tạo hình và dầm chặt được dễ dàng.
Cốt liệu có vai trò là bộ khung chịu lực, vữa xi măng và nước bao bọc xung quanh đóng vai trò là chất kết dính, đồng thời lấp đầy khoảng trống của cốt liệu. Khi rắn chắc, hồ xi măng kết dính các cốt liệu thành một khối đá và được gọi là bê tông. Bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép.

1.2. Phân loại.
Bê tông có nhiều loại, có thể phân loại như sau:
*Theo cường độ ta có:
 Bê tông thường có cường độ từ 150 ÷ 400 daN/cm2
 Bê tông chất lượng cao có cường độ từ 500 ÷ 1400 daN/ cm2
*Theo loại kết dính:
 Bê tông xi măng, bê tông silicát, bê tông thạch cao, bê tông polime, bê tông đặc biệt .
*Theo loại cốt liệu:
 Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt, bê tông cốt kim loại.
*Theo phạm vi sử dụng:
 Bê tông thường được dùng trong kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, dầm, sàn). Bê tông thuỷ công dùng để xây đập. Bê tông đặc biệt, bê tông chịu nhiệt, bê tông chống phóng xạ.
1.3. Vật liệu làm bê tông.
Để kết cấu được bê tông nhất thiết cần có các nguyên liệu sau:


Q8yhocOm036J703
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status