Một số giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae
CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA 1
PHẦN 1 : VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA 1
1. Quan niệm về đôla hóa 1
2. Phân loại đô la hóa 1
2.1. Đô la hóa không chính thức 1
2.2. Đô la hóa bán chính thức 2
2.3. Đô la hóa chính thức 2
3. Nguồn gốc của đô la hóa 3
4. Lợi ích và hạn chế của hiện tượng đôla hóa đến nền kinh tế 4
4.1. Lợi ích của hiện tượng đôla hóa 4
4.2. Hạn chế của hiện tượng đôla hóa 5
PHẦN 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 6
1. Mục đích của công tác quản lý ngoại hối 6
2. Cơ chế quản lý ngoại hối 7
3. Cơ quan thực hiện công tác quản lý ngoại hối 8
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔLA HÓA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 9
2.1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM 9
2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM 18
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 19
2.3.1. Những mặt tích cực trong hoạt động quản lý ngoại hối 20
2.3.1.1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ 20
2.3.1.2. Về chính sách tỷ giá 22
2.3.1.3. Về công cụ dự trữ bắt buộc 22
2.3.1.4. Về chính sách kết hối 23
2.3.1.5. Về chính sách kiều hối 23
2.3.2. Những yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý ngoại hối 24
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔLA HÓA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 28
3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 30
KẾT LUẬN 33


CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA

Phần 1 : Vấn đề đô la hóa
1. Quan niệm về đôla hóa
“ Đô la hóa” có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hay trong một số chức năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đô la hóa toàn bộ hay một phần. Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì tiền có 3 chức năng sau :
• Chức năng phương tiện trao đổi.
• Chức năng đơn vị đo lường.
• Chức năng cất trữ giá trị.
Những nền kinh tế bị đôla hóa thì ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán, cất trữ và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ. Ngoài đồng USD còn có các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng Euro Châu Âu, đồng Mác Đức, đồng Yên Nhật...Trong 1 khoảng thời gian dài đồng USD được đánh giá là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch kinh tế quốc tế, vì vậy trong phạm vi bản đề án « đôla hóa » chỉ sự thay thế nội tệ cho USD.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
2. Phân loại đô la hóa
Đô la hóa được phân ra làm 3 loại:
• Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization)
• Đô la hóa bán chính thức (semiofficial dollarization)
• Đô la hóa chính thức (official dollarization)
2.1. Đô la hóa không chính thức
Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Đô la hóa không chính thức là một hình thức rất phổ biến, nó diễn ra ở đa số các thị trường phát triển và diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Ở một số nước giá trị của đồng nội tệ biến động quá nhiều nên người ta thường sử dụng đô la để giao dịch mua bán, làm phương tiện cất trữ, tiết kiệm vì nó sẽ có ít rủi ro hơn. Khi đó tại các quốc gia đó diễn ra tình trạng đô la hóa không chính thức.
Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
- Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
- Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
Việt Nam là 1 trong số các nước ở Châu Á có hiện tượng đôla hóa không chính thức xảy ra. Ở Việt Nam, nhìn chung người dân nắm giữ ngoại tệ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt hay tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại với chức năng cất trữ giá trị. Đối với chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị đo lường, mặc dù pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra 1 số quy định hạn chế nhưng do khâu thực thi pháp luật yếu kém nên giao dịch ngoại tệ và việc niêm yết, thông báo giá hàng hóa bằng ngoại tệ vẫn diễn ra phổ biến.
2.2. Đô la hóa bán chính thức
Đô la hóa bán chính thức là trường hợp một số nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ sao cho hữu hiệu nhất.
2.3. Đô la hóa chính thức

5JxZV4M1bE7lh5b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status