Đề án Phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam ( Vinatex) - pdf 19

Download miễn phí Đề án Phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam ( Vinatex)



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 3
1.1. Thị trường của Doanh Nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 3
1.1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường 8
1.2. Khái niệm và nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Nội dung của phát triển thị trường 10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM. 14
2.1 Đặc điểm chung của thị trường dệt may nội địa 14
2.2. Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam 15
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về Tập Đoàn Dệt May Việt Nam 15
2.2.2. Tình hình phát triển thị trường nội địa của Vinatex. 22
2.3. Đánh giá chung về phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. 27
2.3.1. Kết quả đạt được 27
2.3.2. Hạn chế 28
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế. 29
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA VINATEX 31
3.1 Mục tiêu chiến lược của Vinatex tại thị trường nội địa 31
3.2 Phương hướng phát triển của thị trường của Vinaconex trong thời gian tới 31
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nội địa của Vinatex 33
3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường 33
3.3.2. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ 35
3.3.3. Đầu tư mạnh vào việc quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu 35
3.3.4. Đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã sản phẩm 36
3.3.5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 37
3.3.6. Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối mạnh cả trong bán lẻ và bán buôn. 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng việc hoàn thiện sản phẩm , giá cả, hệ thống phân phối và dịch vụ….
Phát triển triển thị trường tiêu thụ trên góc độ sản phẩm.
Doanh nghiệp tìm cách để tăng trưởng , phát triển thị trường thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà doanh nghiệp hoạt động. phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới chất lượng cao.
Đặc điểm của phát triển sản phẩm , các sản phẩm đưa vào sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới, thị trường tiêu thụ là thị trường hiện tại, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng là công nghệ hiện tại.
Để phát triển thị trường theo hướng này doa nh nghiệp cần Marketing sản phẩm mới, đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm như cách bán hàng thanh toán, bảo hành , sửa chữa,,, nhằm thỏa mãn mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng,
Phát triển thị trường theo phạm vi địa lý
Doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng , phát triển thị trường bằng con đường thâm nhập vào thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Phát triển thị trường theo phạm vị địa lý ( hay không gian) là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các phương pháp khác nhau. Đặc điểm của phương pháp này là sản phẩm vẫn là sản phẩm hiện có sản xuất và kinh doanh nhưng thị trường tiêu thụ là thị trường hoàn toàn mới, công nghệ và doanh nghiệp sử dụng là công nghệ hiện tại.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM.
2.1 Đặc điểm chung của thị trường dệt may nội địa
Thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn , với quy mô dân số đông trên 86 triệu người, trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Với một lượng lớn là dân số trẻ như vậy thì đây được coi là thị trường tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao , mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên. Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của thị trường Việt Nam đạt tới con số tương đối lớn , khoảng 2 tỷ USD ,trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao do vậy đây cũng là lý do quyết định đến đặc tính sản phảm dệt may tại thị trường VIệt Nam. Đa số là số những người tiêu dùng hàng may mặc nhiều là những người có thu nhập trung bình trở lên và những người trẻ, những người này thị hiếu rất đa dạng chiếm phần lớn doanh số bán ra của hàng may mặc.
Hiện tại hàng may mặc tại thị trường Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nào về mặt chất lượng, hầu hết các sản phẩm may mặc là những hàng phổ thông chủ yếu là hàng Trung Quốc , một số hàng may mặc có chất lượng thì chủ yếu bán ở các trung tâm thương mại hay các siêu thị hàng may mặc ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Người tiêu dùng Việt Nam rất dễ tính họ không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Đại bộ phận dân cư là có mức thu nhập trung bình và thấp, nên việc thay đổi giá sản phẩm thì tác động rất lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Một điểm đáng chú ý nữa là từ trước tới nay người tiêu dùng quen hàng ngoại , có tâm lý sính hàng ngoại , xem thường hàng nội đi vào định kiến của không ít người tiêu dùng. Người dân vẫn mua hàng dệt may chủ yếu tại các chợ truyền thống , không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở những thành phố lớn chiếm phần lớn số lượng hàng may mặc bán ra. Xu hướng mua sắm của người dân đang có sự thay đổi , người dân đến với các trung tâm thương mại , các siêu thị hàng dệt may , các của hàng , đại lý hàng may mặc ngày càng nhiều nhưng vẫn chỉ diễn ra chủ yếu ở các thành phố ,các khu đô thị.
2.2. Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
Ðược thành lập theo quyết định số 316/CP  ngày 2-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến cuối năm 2007, Tập đoàn Dệt-May Việt Nam có tài sản khoảng 10.000 tỷ đồng  và đang là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ tại tám công ty TNHH một thành viên là các tổng công ty (TCT) Phong Phú, Dệt-may Hà Nội, các công ty Dệt 8-3, Dệt Nam Ðịnh, Dệt kim Ðông Xuân, Dệt kim Ðông Phương, Công ty Tài chính, Công ty Kinh doanh hàng thời trang.
Tập đoàn có vốn chi phối tại hơn 20 đơn vị cổ phần có quy mô lớn là các TCT cổ phần may Việt Tiến, Dệt may Hòa Thọ, Dệt may Nam Ðịnh và các công ty cổ phần May 10, Dệt Vĩnh Phú, Dệt công nghiệp Hà Nội, May Ðức Giang, May Nhà Bè, Sợi Phú Bài, Xuất nhập khẩu dệt-may Việt Nam, Thương mại Vinatex, Dệt may Huế, Dệt Việt Thắng, Nguyên phụ liệu Bình An...
Vinatex là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Vinatex là một trong những tập đoàn dệt, may có quy mô và sức cạnh tranh hàng đầu châu Á.
Vinatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợị
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nhiệm vụ chính
- Ðầu tư,sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước - Phát triễn và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng - Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triễn mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triễn. - Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân.
Ngành nghề kinh doanh
- Công nghiệp dệt may: sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, vải kỹ thuật, vải không dệt, vải trang trí nội thất.
- Sản xuất, kinh doanh nguyên liệu bông xơ, nguyên phụ liệu, bao bì cho sản xuất và chế biến bông; dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh các loại giống cây trồng, phân bón và vật tư nông nghiệp khác; chế biến nông lâm sản; kiểm nghiệm giống bông, giống cây trồng, chất lượng bông xơ…
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại: hàng dệt may, thiết bị phụ tùng ngành dệt may; phụ liệu, hoá chất, thuốc nhu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status