Lãi suất và vai trò của lãi suất trong huy động vốn - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Lãi suất và vai trò của lãi suất trong huy động vốn



 
MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm về lãi suất
2. Các nhân tố tác động đến lãi suất
3. Phân loại lãi suất
4. Phương pháp tính lãi suất
II - VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT
1.Chức năng của lãi suất
2. Vai trò của lãi suất
3. Phân biệt lãi suất với một số khái niệm khác của lãi suất
III - NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
KẾT LUẬN
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rong lĩnh vực dịch vụ - dịch vụ tài chính tiền tệ. Vì vậy ngân hàng chính là trung gian tài chính đứng ra vay vốn của những người cho vay rồi dùng số vốn đó cho những người thiếu vốn vay lại, góp phần làm cho các nguồn vốn "nhàn rỗi" không sinh lợi của mọi người được tập trung chuyển đến cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ thiếu vốn đẻ mở rộng sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận.
Trong thực tế đời sống, những người mang tiền của mình đến các ngân hàng gửi tiết kiệm bao giờ cũng muốn lãi suất tiền gửi càng cao càng tốt, còn những người đi vay tiền ngân hàng thì bao giờ cũng muốn lãi suất càng thấp càng tốt. Đứng trước tình trạng đó, ngân hàng thương mại đã phải tính toán, điều chỉnh lãi suất, kể cả lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền cho vay cho phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống phát triển xã hội. Do đó bằng mọi cách ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu để huy động ngày càng nhiều vốn cho mình.
Vì vậy lãi suất cũng là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ, sát sao trong nền kinh tế. Bởi nó trực tiếp tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta và ngoài ra nó còn có những hệ quả quan trọng, hữu hiệu đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Đất nước ta những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến phát triển đáng kể về kinh tế. Chúng ta đã có sự hình thành thị trường chứng khoán mặc dù chưa phổ biến. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nghị quyết IX của Đảng cũng luôn đề cao vai trò phát triển của nền kinh tế trong đó phải kể đến sự phát triển rộng rãi của hệ thống ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để đưa voà sử dụng và trả lãi hàng tháng cho người gửi.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng thương mại trong đó phải kể đến vấn đề lãi suất và với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài "Lãi suất và vai trò của lãi suất trong huy động vốn". Giúp em hiểu rõ hơn vai trò của lãi suất trong đời sống của chúng ta cũng như trong nền kinh tế thị trường nói chung
Nội dung đề tài
I - Khái quát chung về lãi suất
1. Khái niệm về lãi suất
Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. Hay nói cách khác, lãi suất là giá cả mà con nợ phải trả cho chủ nợ để được sử dụng khoản tiền vay trong một kỳ hạn nhất định.
Theo Marshall thì: "Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường đó với lãi suất đó bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trường đó với lãi suất đó".
Trong thực tiền đời sống lãi suất cao hay thấp là do quan hệ cung cầu vốn quyết định. Bởi khi cung lớn hơn cầu thì lãi suất giảm và ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng. Đồng thời giới hạn cao nhất của lãi suất phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu bằng thì số không có người đi vay, và giới hạn thấp nhất của lãi suất bao giờ cũng phải lớn hơn số không, nếu là bằng thì sẽ không có người cho vay.
Vì vậy có thể nói, sự qui định lãi suất làm cho đời sống của những người gửi tiết kiệm, tăng thêm lợi nhuận tuỳ từng thời kỳ mà sự quy định lãi suất có sự khác nhau. Để nhằm mục đích huy động vốn để đưa vào sử dụng bằng cách cho vay và nhận tiền gửi vào. Khi nhận tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đã đem lại thu nhập cho người gửi tiền. Khi cho các doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng đã cung cấp cho họ phương tiện kinh doanh làm giàu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy nó vừa đem lại lợi ích cho người gửi, người đi vay và Nhà nước.
2. Các nhân tố tác động đến lãi suất.
Sở dĩ lãi suất luôn luôn có sự biến động không ngừng là do các nhân tố chính sau đây.
a. Sự thay đổi của tổng cầu (viết tắt là GNP)
Khi tổng cầu tăng lên, thì nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung ứng (nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi), để đảm bảo cung cầu tương ứng. Nếu trong điều kiện đó, khối lượng cung ứng tiền (M1 hay M2) tăng quá cầu thì MV > PQ, lúc này cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư sẽ làm cho lãi suất giảm. Đồng thời, ngược lại nếu khi GNP giảm thì khối tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo. Trong điều kiện đó nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp sẽ đưa đến tình trạng MV < PQ. Lúc này sẽ xảy ra trường hợp cung vốn đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư nên lãi suất sẽ tăng lên.
Vì vậy sự thay đổi của GNP cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc biến động của lãi suất, làm cho tỷ lệ lãi suất không có sự ổn định.
b. Sự chi tiêu của Chính phủ
Nếu trong thực tế khi lượng tiền cung ứng (M1 hay M2) không có sự thay đổi mà Chính phủ lại chi tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến làm giảm nhu cầu chi cho đầu tư và tiêu dùng của cá nhân, nhu cầu tiền của nhân dân trở nên kham hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả là lãi suất tăng lên một cách đáng kể, làm bất lợi cho những người đi vay.
c. Chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Như ta đã biết chính sách tiền tệ của Chính phủ ban hành là nhằm mục đích kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát và các tác động đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định.
Khi lãi suất tăng giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, ngân hàng Trung Ương sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu trừ cho các ngân hàng thương mại. Lúc này, các ngân hàng thương mại được giảm lãi suất tái chiết khấu, hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp làm cho toàn bộ hệ thống lãi suất đối với các thành phần kinh tế đều được giảm, các khoản cho vay tăng lên.
Ngược lại khi khối lượng tiền cung ứng thừa thì lãi suất giảm. Lúc này, ngân hàng Trung Ương sẽ tuỳ cho tình hình và mức độ để lựa chọn sử dụng có mức độ một trong các công cụ của chính sách tiền tệ để điểu tiết lượng cung ứng tiền tệ. Và khi cảm giác cần rút bớt khối lượng tiền cung ứng thừa thì ngân hàng Trung Ương lại tiến hành nâng lãi suất tái chiến khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế. Khi đó các khoản cho vay sẽ giảm xuống thấp hơn ban đầu.
d. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.
Trong thực tiễn khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì kéo theo lãi suất tăng và ngược lại. Cũng giống như nhu cầu đầu tư, khi mà người dân đều đổ xô vào đầu tư kinh doanh kiếm lợi nhuận nên cầu có khối lượng tiền, tài sản lớn dẫn đến đã làm cho lãi suất tăng một cách đột ngột. Nhưng khi nhu cầu đầu tư kinh doanh giảm, đầu tư không còn là mục đích hàng đầu của người dân nữa thì tất yếu sẽ làm cho lãi suất giảm xuống. Nếu không cứ giữ mức lãi suất cao như thế hoạt động của ngân hàng sẽ kém hiệu quả, vốn không đưa được vào quá trình lưu thông sử ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status