Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10 - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM
1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty
1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10
1.2.1 Các thị trường của công ty
1.2.1.1 Hoa Kì
1.2.1.2 EU
1.2.1.3 Nhật Bản
1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty
1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3 Những rào cản kỹ thuật đang được áp dụng đối với hàng may mặc Việt Nam (trong đó có May 10)
1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc
1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU
1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường
1.3.3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Hoa Kì
1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản
1.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu
1.5 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc xuất khẩu của công ty
1.5.1 Ưu điểm
1.5.2 Nhược điểm
1.5.3 Nguyên nhân
2.1 Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc)
2.1.1 Quan điểm phát triển
2.1.2 Mục tiêu phát triển
2.1.3 Định hướng phát triển
2.1.3.1 Sản phẩm
2.1.3.2 Đầu tư và phát triển sản xuất
2.1.3.3 Bảo vệ môi trường
2.2 Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.2.1 Giải pháp đối với công ty
2.2.1.1 Quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường
2.2.1.2 Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000
2.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cùng sản phẩm may mặc của mình
2.2.1.4 Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp Marketing thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1.5 Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa
2.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước
2.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mại
2.2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường
2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may và nguồn nhân lực)
2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ẩu từ các nước đang phát triển phải tuân thủ với luật của EU khi xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, tham vấn luật pháp là cần thiết cho bất kì nhà sản xuất hay xuất khẩu nào muốn xuất hàng vào thị trường EU.
Hiện nay luật sản phẩm của EU liên quan đến hàng may mặc chủ yếu liên quan đến vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
Hiện nay, EU cấm sử dụng hay hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho sức khỏe con người trên sản phẩm may mặc. Cụ thể:
- Thông tư 2001/95/EC về an toàn sản phẩm: thông tư này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trên thị trường EU, cấm đưa ra các sản phẩm gây rủi ro cho sức khỏe nguời tiêu dùng, do các chất nguy hại hay do cấu trúc không an toàn gây ra. Đối với sản phẩm dệt may, có 2 tiêu chuẩn về tính an toàn sản phẩm bao gồm:
Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em, áp dụng cho tất cả quần áo trẻ em dưới 14 tuổi. Tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu: cấm sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ của áo cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 7 tuổi; hạn chế sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ cho trẻ em từ 7-14 tuổi (dây luồn có chức năng trang trí không được dài quá 75mm và cấm sử dụng dây nhựa). Mục đích của tiêu chuẩn nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn trên quần áo trẻ em gây ra (nghẹt cổ, một số vụ việc gây chết người đã xảy ra tại sân chơi).
Tiêu chuẩn EN 14878: 2007 về phản ứng cháy của quần áo ngủ trẻ em. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu thử nghiệm để phân loại khả năng cháy của quần áo ngủ trẻ em.
Bảng 1.8: Phân loại khả năng cháy của quần áo trẻ em
Loại
Ứng dụng
Các thông số được đo
Yêu cầu tối thiểu
A
Quần áo ngủ trẻ em (không phải pyjama)
Tia sáng lóe trên bề mặt
Thời gian lóe sáng
Không có tia sáng lóe trên bề mặt
Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 15 giây
B
Pyjama trẻ em
Tia sáng lóe trên bề mặt
Thời gian tia sáng lan truyền
Không có tia sáng lóe trên bề mặt
Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 10 giây
C
Quần áo ngủ của trẻ nhũ nhi
Không phải thử
Không phải thử
Nguồn: Viện dệt may Việt Nam
- Thông tư 94/62/EC về bao bì và phế liệu bao bì: yêu cầu giảm thiểu phế liệu bao bì hay ưu ái các vật liệu bao bì từ nguyên liệu tái chế (xem phụ lục I).
- Thông tư 2002/61/EEC về thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt và da: EU cấm lưu thông các sản phẩm có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư. Thuốc nhuộm azo thường được sử dụng để nhuộm các sản phẩm dệt và da (quần áo, sản phẩm dùng trên giường, khăn lông, tóc giả, mũ, túi ngủ, găng tay, dây đeo, túi xách, sợi và vải…), thuốc nhuộm azo có thể giải phóng một hay nhiều amin có thể gây ung thư (xem phụ lụcII).
- Thông tư 91/338/EC về Cadimi trong một số sản phẩm: các hợp chất Cadimi là các chất gây ung thư. Cadimi có thể có mặt trong một số thuốc nhuộm hàng dệt và da, và các hợp chất của Cadimi được sử dụng trong chất tráng PVC cho quần áo, túi và các mặt hàng quảng cáo. EU cấm sản xuất và bán các sản phẩm có sơn có chứa một lượng Cadimi cao hơn 0,01% theo khối lượng.
- Thông tư 2004/96/EC (sửa đổi từ thông tư 94/27/EC) đưa ra yêu cầu về Nikel trong các vật liệu xỏ lỗ, đồ trang sức và phụ kiện hàng may mặc. Do rất nhiều người bị dị ứng với Nikel, nên EU đã đưa ra quy định về hàm lượng Nikel trong các sản phẩm kim loại có tiếp xúc trực tiếp với da người, quy định tốc độ giải phóng Nikel ra khỏi các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với da không được lớn hơn 0,5 microgam/cm2/tuần.
- Thông tư 83/264/EC và 2003/11/EC về các chất làm chậm cháy trong sản phẩm dệt: theo đó, EU cấm sử dụng các chất làm chậm cháy (TRIS, TEPA, PBB- các chất này gây ung thư và làm biến đổi gen, độc với sinh sản, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch của con người) trong các mặt hàng có tiếp xúc với da người như quần áo, quần áo lót, khăn trải giường…; đồng thời cấm đưa ra bán các mặt hàng nếu các mặt hàng này hay bộ phận của chúng có chứa chất làm chậm cháy brom hóa (penta BDE, octa PDE- là chất tích lũy sinh học, gây ảnh hưởng đến môi trường và được tìm thấy trong sữa mẹ với hàm lượng tăng dần) với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Thông tư 2003/53/EC về Nonyl phenol và ethoxylat ( là các chất bền vững và tích lũy sinh học, nghi là có ảnh hưởng lên nội tiết): thông tư cấm bán các sản phẩm mà trong thành phần của nó có chứa các chất này với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Quy chuẩn EC 850/2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP): các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm là các chất bền vững trong môi trường, tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn và có rủi ro gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Quy chuẩn này cấm sản xuất, bán và sử dụng các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm ở EU.
- Thông tư 2006/122/EC về các chất Perluorooctane Sulphonat (PFOS). PFOS thường được sử dụng để tạo ra các chất chống bám dầu, mỡ và chống thấm nước. Nghiên cứu gần đây cho thấy PFOS bền vững, tích lũy sinh học và độc với động vật có vú. PFOS tiềm năng lan rộng đi rất xa và ảnh hưởng xấu đến môi trường. EU cấm việc bán các sản phẩm trong thành phần có chứa PFOS vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Thông tư 91/173/EC về Pentaclophenol (PCP). PCP là chất được sử dụng để tránh sự phát triển của nấm mốc và thối rữa do vi khuẩn gây ra. PCP có độ độc cao cho hệ thủy sinh, nguy hiểm cho sức khỏe con người và bền vững trong môi trường. EU cấm sử dụng PCP trong các sản phẩm quần áo hay phụ kiện.
1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Nó bao gồm 20 yêu cầu chia thành 4 nhóm chủ yếu:
ISO 9001: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, thiết kế, lắp đặt và dịch vụ.
ISO 9002: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng.
ISO 9003: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.
ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất lượng.
Mục đích cuối cùng của ISO 9000 là cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ.
Tuy ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng nhìn chung những hàng hóa được sản xuất bởi nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn.
1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
Hệ thống tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Công ước của tổ chức Lao động quốc tế và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền.
Mục đích của SA 8000 là cải thiện điều kiện sống và làm việc cho n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status