Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam



Sự ra đời TTGDCK TP.HCM và hoạt động giao dịch trong thời gian qua mới chỉ là bắt đầu cho việc phát triển ngành chứng khoán Việt nam còn hết sức mới mẻ đầy triển vọng nhưng cũng đầy thách thức. Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến TTCK trong giai đoạn tới đây cũng không nằm ngoài những vấn đề cần quan tâm kho xây dựng các chính sách phát triển kinh tế của đất nước đến năm 2005 và 2010, cụ thể là:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không nhiều, nên thực chất chỉ có một lượng rất nhỏ hàng hoá cho hoạt động giao dịch của TTGDCK. Do đó đa phần trong các phiên giao dịch mặc dù số lượng cổ phiếu đặt mua so với số lượng cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK theo công bố chính thức không cao (chỉ khoảng 2% - 5%) song chênh lệch về khối lượng giữa lệnh mua và lệnh bán là rất lớn nên chỉ một số ít lệnh mua được thực hiện với khối lượng giao dịch không lớn, hầu hết các lệnh mua không được thực hiện, hiệu quả thu hút công chúng đầu tư chưa cao.
Cho đến nay thì cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần được xem là thứ hàng hoá chính của TTCK. Trong thời gian qua, cổ phiếu của 4 doanh nghiệp niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS đã được giao dịch thường xuyên và đóng vai trò chính yếu. Cho đến hết tháng 10/2000 tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán của 4 doanh nghiệp trên là trên 302 tỷ đồng. Riêng trong tháng 10 đã có gần 669.000 cổ phiếu của các doanh nghiệp trên được giao dịch với tổng giá trị 14,69 tỷ đồng, so với tháng 9 thì mức giao dịch trên tăng 15%.Hậu quả của vấn đề khan hiếm hàng hoá là tạo ra sức ép tăng giá một cách giả tạo, giá giao dịch chứng khoán luôn đạt mức sát trần. Điều nguy hiểm hơn đối với TTCK non trẻ của Việt Nam là đã nảy sinh hiện tượng đầu cơ giá chứng khoán, cụ thể: đầu phiên giao dịch những người có cổ phiếu đưa ra một số lệnh bán với giá sát trần để kéo giá lệnh mua, đến thời điểm chuẩn bị khớp lệnh thì những lệnh bán này được huỷ bỏ và được thay thế bằng một số ít lệnh bán với khối lượng nhỏ nhằm tiếp tục nâng giá cổ phiếu trong các phiên giao dịch tiếp theo.Việc tăng giá cổ phiếu đã làm chỉ số VN Index tăng liên tục qua các phiên giao dịch.Từ phiên giao dịch ngày 29/9/2000 đến phiên ngày 17/11/2000 chỉ số VN Index đã tăng từ 120,71 điểm lên thành162,36 điểm, trong phiên này tổng giá trị giao dịch đã tăng mạnh lên đến 1,1 tỷ đồng so với 450 triệu đồng của phiên giao dịch trước. Các phiên giao dịch tiếp theo chỉ có một số ít biến động nhỏ còn nhìn chung giá cổ phiếu liên tục tăng mạnh, đến phiên giao dịch thứ 80 chỉ số VN Index đã đạt 260,15 tăng hơn 150 điểm , gấp 2,5 lần so với giá trị ban đầu của nó.
Trong những năm vừa qua, trái phiếu chính phủ được phát hành chủ yếu qua hệ thống kho bạc nhà nước và đấu thầu qua ngân hàng nhà nước. Từ tháng 7/00 sau khi chính phủ ban hành nghị định 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu chính phủ. Bộ tài chính đã cho thực hiện hai cách phát hành mới: đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành.
Phát hành qua hệ thống kho bạc nhà nước được thực hiện từ năm 1991. Mặc dù đã có những cải tiến và thay đổi đáng kể về mặt nội dung, hình thức trái phiếu và cách quản lý song các loại trái phiếu kho bạc phát hành trong thơì gian vừa qua về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giao dịch và hoạt động của TTCK. Nói cách khác khi TTCK chưa phát triển, cơ sở vật chất và kỹ thuật lạc hậu thì chưa có điều kiện để thay đổi một cách cơ bản cơ chế phát hành, quản lý và giao dịch trái phiếu. Điều này được chứng minh khá rõ nét từ thực tế của năm 1995: Xuất phát từ yêu cầu thúc đẩy sự ra đời của TTCK, Kho bạc nhà nước đã phát hành loại trái phiếu có in sẵn mệnh giá, không ghi tên người mua, được tự do mua bán, chuyển nhượng và thanh toán vãng lai trong cả nước. Sau một thời gian phát hành, khi đã cảm giác có những dấu hiệu thiếu an toàn trong quản lý, Kho bạc nhà nước TW đã xin phép bộ tài chính cho dừng phát hành, đồng thời thông báo cho các đơn vị kho bạc Nhà nước cấp tỉnh mới được phép thanh toán vãng lai, vì lúc bấy giờ các đơn vị kho bạc cấp huyện chưa được trang bị máy tính, chưa thể nối mạng với TW theo dõi thanh toán trái phiếu vãng lai. Năm 1999, Nhà nước phát hành công trái XDTQ, sử dụng loại chứng chỉ in sẵn mệnh giá và không ghi tên người mua để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, giao dịch và tự do chuyển nhượng công trái. Tuy vậy tất cả các loại trái phiếu phát hành trong thời gian vừa qua đều chưa thể niêm yết, giao dịch trên TTCK, bởi vì các loại trái phiếu và công trái trong cùng một đợt phát hành chưa được quy định một ngày đến hạn thanh toán thống nhất, lãi suất trái phiếu không được thanh toán theo định kỳ và đặc biệt là trường hợp phải tính bù giá trị vào lãi suất công trái khi có biến động mạnh mẽ về giá do nguyên nhân lạm phát.
Đấu thầu tín phiếu qua ngân hàng nhà nước được thực hiện từ giữa những năm 1995. Nhìn chung hoạt động của thị trường đấu thầu tín phiếu tương đối ổn định(mặc dù còn ở mức độ thấp). Hình thức đấu thầu chủ yếu là cạnh tranh về lãi suất trên cơ sở tín phiếu phát hành và lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định. Các thành viên tham gia tương đối thường xuyên là các ngân hàng thương mại quốc doanh và một số tổ chức tài chính có tiềm lực về vốn. Tín phiếu phát hành vẫn theo hình thức ghi sổ và đến nay các đơn vị cũng chưa có nhu cầu nhận chứng chỉ. Tín phiếu trúng thầu chủ yếu vẫn được nắm giữ đến khi đáo hạn, chưa được mua bán, chiết khấu lại trên thị trường tiền tệ.
Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua TTGDCK lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 26/7/2000, tính đến nay đã qua 5 phiên. Khối lượng gọi thầu mỗi phiên từ 200-300 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm. Kết quả đấu thầu từng phiên như sau:
Ngày đấu thầu
Thành viên tham gia
Khối lượng đặt thầu
Lãi suất đặt thầu Max Min
Kết quả trúng thầu Khốilượng Lãi suất
1
2
3
4
5
6
7
26/7/00
9
858 tỷ
5,8%
8,0%
300 tỷ
6,5%
15/8/00
9
548 tỷ
6,4%
7,8%
300 tỷ
6,6%
29/8/00
4
165 tỷ
6,7%
7,5%
0
-
12/9/00
0
0
-
-
0
-
Trái phiếu được đấu thầu theo hình thức cạnh tranh lãi suất, trong phạm vi lãi suất trần của Bộ Tài chính. Các đơn vị tham gia và trúng thầu với khối lượng lớn chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Các công ty chứng khoán do hạn chế về vốn nên tham gia cầm chừng với khối lượng không đáng kể. Trái phiếu được phát hành dưới hai hình thức chứng chỉ và ghi sổ, được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Tuy vậy các đơn vị trúng thầu chủ yếu là nắm giữ trái phiếu, chưa có nhu cầu bán lại trên thị trường chứng khoán (trừ các công ty chứng khoán ).
Bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 15/9/2000 với 5 đơn vị tham gia gồm 3 ngân hàng thương mại quốc doanh và hai công ty chứng khoán cùng tham gia đàm phán để thống nhất lãi suất và khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh. Kết quả cụ thể như sau:
-Khối lượng bảo lãnh trái phiếu phát hành: 500 tỷ đồng
-Thời hạn trái phiếu: 5 năm
-Lãi suất trái phiếu: 6,6%/năm (lãi suất thanh toán hàng năm)
-Các đơn vị tham gia và khối lượng nhận bảo lãnh:
+Ngân hàng công thương Việt nam : 420 tỷ đồng
+Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam : 50 tỷ đồng
+Ngân hàng ngoại thương Việt nam : 30 tỷ đồng
Qua 4 cách phát hành trái phiếu chính phủ nói trên, cho đến nay khối lượng trái phiếu chính phủ đăng ký, niê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status