Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006 - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae
BÀI LÀM
1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của sự phát triển. Các nước đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế nếu không có một khả năng tích luỹ vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong đó ai cùng cùng kiệt như ai. Một xã hội lành mạnh phải dựa trên cơ sở của một nền kinh tế vững chắc về vật chất.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.
1.2. Tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế.
1.2.1. Mặt lượng của tăng trưởng.
Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI). Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương
1.2.2. Mặt chất lượng tăng trưởng.
1.2.2.1 Khái niệm
- Theo nghĩa hẹp: chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn.
- Theo nghĩa rộng: chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.
1.2.2.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp
Đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp gồm các nội dung sau:
+Đánh giá hiệu quả tăng trưởng.
+Phân tích và đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
+Phân tích và đánh giá cấu trúc tăng trưởng theo ngành
+ Phân tích và đánh giá cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra
1.2.3. Mối quan hệ giữa mặt số và chất lượng tăng trưởng
Số và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề. Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và tuỳ theo sự lựa chọn mô hình phát triển mà vị trí của một trong hai mặt này được đặt ra khác nhau.
- Giai đoạn đầu: do quan tâm đến mặt lượng của tăng trưởng nhiều hơn, trong nhiều trường hợp phải bỏ qua yêu cầu của chất lượng tăng trưởng. Mặt số lượng và chất lượng tăng trưởng gần như là 2 yếu tố mang tính đánh đổi nhau. Nếu quan tâm nhiều đến khía cạnh cái giá phải trả cho sự tăng trưởng và tác động lan toả tích cực của nó đến các đối tượng chịu ảnh hưởng, thì nhiều trường hợp mục tiêu đạt được một tốc độ tăng trưởng nào đó lại không thực hiện được.
- Giai đoạn sau (trong dài hạn): hai yếu tố này lại là hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau và tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thiện. Chính việc quan tâm đến các tiêu chí về chất lượng tăng trưởng lại là cơ hội để đạt được mục tiêu về số lượng tăng trưởng đặt ra. Ngược lại, về phía mình, mặt lượng của tăng trưởng lại tạo ra những hỗ trợ về vật chất cho việc hướng tới chất lượng tăng trưởng tốt hơn.
2. Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006.
2.1. Đánh giá thực trạng về mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006.

H3EwJR8eD9vn4Oc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status