Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO - pdf 19

Download miễn phí Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục tiêu nghiên cứu 4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của một ngành 5
1.1Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5
1.1.1Những quan niệm về cạnh tranh 5
1.1.2Quan niệm về năng lực cạnh tranh 7
1.1.2.1Khái niệm về năng lực cạnh tranh 7
1.1.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh củaViệt Nam 8
1.1.2.3 Những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân 8
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia 9
1.2 Mô hình kim cương của Michael Porter 10
1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất 11
1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản 11
1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến 12
1.2.2 Điều kiện về cầu 13
1.2.3 Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan 14
1.2.4 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành 15
1.2.5 Vai trò của Chính phủ 17
1.2.6 Cơ hội kinh doanh 17
 
CHƯƠNG II: Năng lực cạnh tranh của ngành dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO 19
2.1 Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây 19
2.1.1 Đầu vào của ngành Dệt May 19
2.1.1.1 Thị trường lao động của ngành Dệt May 19
2.1.1.2 Công nghệ trong ngành Dệt May 21
2.1.1.3 Sợi nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt May Việt Nam 21
2.1.2 Các doanh nghiệp trong ngành Dệt May 23
2.1.2.1 Vitas - Hiệp hội Dệt May Việt Nam – Mái nhà chung của các doanh nghiệp Dệt May 23
2.1.2.2Liên doanh đầu tiên giữa ngành Dệt May Việt Nam và Hoa Kỳ 25
2.1.3 Hàng Dệt May trên thị trường trong nước và quốc tế 26
2.1.3.1 Thị trường nội địa làm nền tảng 26
2.1.3.2 Hàng Dệt May trên một số thị trường 27
2.1.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan tới ngành Dệt May 28
2.1.5 Vai trò của chính phủ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam 29
2.1.5.1 Vai trò của Chính phủ được thể hiện thông qua các chính sách 29
2.1.5.2 Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định với lạm phát thấp và tăng trưởng ổn định 30
2.1.6 Cơ hội đối với ngành Dệt May Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO 30
2.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO 31
KẾT LUẬN 33
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h Thương mại Việt-Mỹ, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thách thức cạnh tranh chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi Chính phủ trong thời gian tới triển khai nhiều việc, trong đó:
* Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật.
* Nhanh chóng xây dựng và thực thi mạnh mẽ những chính sách vĩ mô và vi mô theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực của nền kinh tế ( vốn, công nghệ, cơ sớ hạ tầng…)
* Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp trong nước, giảm bớt các lĩnh vực kinh tế độc quyền, giảm trợ cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước.
* Xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ.
* Cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, xây dựng thị trường vốn mạnh làm tiền đề cho phát triển kinh tế.
* Tập trung nguồn lực cải thiện cơ sở hạ tầng.
* Chống tham nhũng mạnh mẽ.
Những cố gắng của Chính phủ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là chưa đủ nếu không có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế quốc gia nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có. Việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi Đảng, Chính phủ, các bộ/ngành và các doanh nghiệp phải đồng lòng và quyết tâm thực hiện mạnh mẽ.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia.
Theo Michael Porter, ông coi khả năng cạnh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Không có một nước nào lại có khả năng cạnh tranh hơn một nước khác mà chỉ có các doanh nghiệp nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác.
Theo ông chỉ có chỉ số năng suất là có nghĩa cho khái niệm tính cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản quyết định việc nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn. Điều này lại phụ thuộc vào sự phát triển và chức năng động của các công ty. Chính vì vậy, câu hỏi cho tính cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh quốc gia phải là: Tại sao các công ty của một quốc gia nào đó lại thành công (trên trường quốc tế) đối với một số ngành? Hay nói cách khác, những nhân tố cơ sở tại gia nào của quốc gia, của công ty, cho phép công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể?
1.2 MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA Michael Porter.
Theo M.Porter, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố, mối liên hệ này tạo thành mô hình có tên là mô hình kim cương Porter. Các nhóm yếu tố điều kiện đó bao gồm: một là điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất; hai là điều kiện về cầu: ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan; bốn là chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Cả bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Ngoài bốn yếu tố chính kể trên còn có hai yếu tố nữa là vai trò của Chính phủ và cơ hội kinh doanh.
Chiến lược, cơ cấu cạnh tranh nội bộ ngành
Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Điều kiện
về cầu
Chính phủ
Cơ hội
Sơ đồ 1:Mô hình kim cương
1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất.
Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất cả những gì không phải là ‘‘đầu ra’’ cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp như lao động, nguồn đất có thể sử dụng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố đầu vào sản xuất được chia ra làm hai nhóm là nhóm yếu tố cơ bản (các yếu tố chung) và nhóm các yếu tố tiên tiến.
1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản.
Các yếu tố cơ bản hay còn gọi là các yếu tố chung bao gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động chưa qua đào tạo hay đào tạo giản đơn và vốn. Đây là nhóm yếu tố được coi là nền tảng của học thuyết thương mại chuẩn.
Tài nguyên thiên nhiên: đó là những đó là những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia, đó là tất cả những gì có trong tự nhiên như rừng, biển, các quặng mỏ... Đây là nguồn lực khan hiếm, bởi tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là có hạn chứ không phải là vô hạn, không phải là rừng vàng biển bạc. Vì thế một vấn đề cần được giải quyết trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia là phải vừa khai thác vừa tạo dựng lại tài nguyên ví như vừa khai thác gỗ vừa phải trồng rừng. Và một điều cấp thiết nữa là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý tránh gây lãng phí. Và nếu như một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú thì đây là một điêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao được năng cạnh tranh của mình
Khí hậu, vị trí địa lý: đây cũng là một yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo hay đào tạo giản đơn: đây là đội ngũ công nhân với trình độ thấp kém, khả năng và năng suất làm việc không cao.
Vốn: bao gồm có vốn trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài. vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất – kinh doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư của nhiều thế hệ của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia.
1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến.
Nhóm các yếu tố tiên tiến còn gọi là các yếu tố chuyên sâu, nhóm yếu tố này bao gồm cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc viễn thông, kỹ thuật số hiện đại, nguốn nhân lực chất lượng cao như các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hay những nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên môn tinh xảo.
Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến thường được hình thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản. Sự hình thành nhóm các yếu tố tiên tiến chủ yếu thông qua các hoạt động đào tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển.
Trong hai nhóm yếu tố trên thì nhóm yếu tố thứ hai tức nhóm các yếu tố tiên tiến được Perter chú trọng và đề cao và coi đây là nhóm yếu tố cốt lõi quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Mỹ là một cường quốc về phần mềm máy tính với đội ngũ cán bộ lập trình viên hùng hậu. Nhật Bản là nước có đội ngũ đông đảo các kỹ sư được đào tạo đầy đủ thay thế cho đội ngũ công nhân lao động giản đơn...Xingapo là một nước có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong lĩnh dịch vụ hàng không, sữa chữa tàu biển và thị trường chứng khoán. Đây là những nước có nên kinh tế có năng lực cạnh tranh cao.
Điều kiện về cầu.
Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường. Thị trường l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status