Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ở Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ở Hà Nội



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan chung về trợ giá cho VTHKCC 3
I- Tổng quan về giao thông đô thị 3
1- Hệ thống giao thông đô thị và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội đô thị 3
2- Sự cấu thành của hệ thống giao thông đô thị 3
3- Vận tải hàng khách công cộng và vị trí của nó với phát triển đô thị 5
3.1. Một số khái niệm 5
3.2. Nhu cầu vận tải và sự tất yếu cảu việc phát triển VTHKCC 6
3.3. Đặc điểm khai thác kỹ thuật và vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong hệ thống VTHKCC 10
II- Tổng quan về trợ giá cho VTHKCC ở đô thị 12
1- Trợ giá và sự cần thiết phải trợ giá cho VTHKCC 12
2- cách trợ giá 15
2.1. Các hình thức trợ giá 15
2.2. Các phương pháp tính toán trợ giá 19
3- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho VTHKCC 20
4- Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến mức trợ giá cho VTHKCC 25
Chương II: Thực trạng của công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 30
I-Tổng quan chung về trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị - Hà 30Nội
1- Nguyên tắc hoạt động 30
2- Nhiệm vụ và quyền hạn 31
3- Cơ cấu tổ chức 32
4- Các mối quan hệ 33
II- Thực trạng hoạt động xe bus công cộng ở Hà Nội 35
1- Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống GTĐT - Hà Nội 35
2- Về mạng lưới tuyến xe bus 37
3- Về phương tiện xe bus Hà Nội 37
4- Về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe bus công cộng 38
5- Về công tác tổ chức quản lý và điều hành vận tải xe bus 40
6- Kết quả hoạt động của xe bus công cộng qua các năm 40
III- Tình hình trợ giá và quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 41
1- Các hình thức trợ giá đang được áp dụng 41
1.1. Trợ giá gián tiếp 41
1.2. Trợ giá trực tiếp 42
2- Phương pháp tính trợ giá 43
2.1. Phương pháp tính toán trợ giá và cách xác định tổng mức trợ giá 43
2.2. Tình hình trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus qua các năm 44
3- Công tác quản lý trợ giá 47
3.1. Kiểm tra về số lượng phục vụ 47
3.2. Nghiệm thu sản phẩm 50
3.3. Cấp phát trợ giá 51
Kết luận qua phân tích hiện trạng 52
Chương III: Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 54
I- Vai trò của quản lý trợ giá 54
1- Mục đích và yêu cầu của trợ giá 54
2- Vai trò của công tác quản lý trợ giá 55
II- Nội dung các phương pháp tính toán trợ giá 55
1- Tính trợ giá theo lượt hàng khách 55
2- Tính trợ giá theo số chuyến xe 56
3- Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy 56
4- Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi 57
5- Tính toán mức trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo lượt khách hàng về số chuyến xe chạy 57
6 - Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 60
III- Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá: 63
1- Trong công tác kiểm tra giám sát 63
1.1. Nội dung kiểm tra 63
1.2. Hình thức kiểm tra 64
2- Trong công tác nghiệm thu sản phẩm 68
2.1. Thiết kế các loại vé 69
2.2. Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC 74
2.3. Xét duyệt và cấp phát trợ giá 75
Kết luận và một số kiến nghị. 78
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

heo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giám đốc trung tâm làm tròn nhiệm vụ được giao.
- Các đoàn thể trong trung tâm là tổ chức quần chúng quan trọng, cùng kết hợp trong việc vận động rèn luyện tổ chức, giáo dục công viên chức thi đua công tác, tham gia quản lý cơ quan. Giám đốc phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.
- Đối với các bộ phận trực thuộc trung tâm, giám đốc quản lý toàn diện, thực hiện kiểm tra chỉ đạo hoạt động theo các quy định của ngành và quy chế của trung tâm. Các bộ phận phải báo cáo thường xuyên, định kỳ và đột xuất mọi hoạt động hay phát sinh trong lĩnh vực công tác được giao với giám đốc trung tâm một cách kịp thời, chính xác và đúng quy định.
* Đối với cơ quan chủ quản trực tiếp
- Sở Giao thông công chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và toàn diện đối với trung tâm.
- Trung tâm nhận mọi chỉ thị của sở Giao thông công chính và triển khai thực hiện kịp thời nội dung chỉ thị được giao.
- Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Trung tâm chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các phòng ban chức năng thuộc sở Giao thông công chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành của thành phố : Trung tâm đuợc quan hệ trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch được giao trong trường hợp vượt quá thẩm quyền quy định.
Giám đốc trung tâm phải xin ý kiến chỉ đạo của giám đốc Sở Giao thông công chính.
* Đối với chính quyền địa phương.
Trung tâm chịu sự quản lý của chính quyền địa phương về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội về quản lý dân cư trên địa bàn.
* Đối với các cơ quan đơn vị khác:
Trung tâm được phép quan hệ với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ tư cách pháp nhân để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Quan hệ quốc tế:
- Trung tâm được phép quan hệ với các tổ chức quốc tế (chính phủ và phi chính phủ), tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện các chương trình, dự án do thành phố và sở Giao thông công chính chỉ đạo.
- Chấp hành các nguyên tắc, quy định hiện hành và chịu sự quản lý Nhà nước trong công tác đối ngoại.
- Giám đốc trung tâm đề cử công viên chức thuộc trung tâm tham gia các hoạt động đào tạo, huấn luyện, thực tập, tham quan, hội thảo… ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, trình sở chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II. Thực trạng hoạt động xe bus công cộng ở Hà Nội
1. Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống giao thông đô thị Hà Nội
a. Về mạng lưới đường phố
Nội thành Hà Nội hiện có 319 đường phố với tổng chiều dài 276 km trên một diện tích khoảng trên 71 km2
Nhìn chung, mật độ mạng lưới đường đô thị ở Hà Nội còn rất thấp, phân bố không đều. Mạng lưới đường có cấu trúc dạng hỗn hợp và thiếu sự liên thông. Đường phố ngắn tạo ra nhiều giao cắt khoảng cách giữa các nút giao thông trong nội thành trung bình là 380m. Toàn thành phố có 580 điểm giao cắt, trong đó có khoảng 100 nút giao thông quan trọng nhưng cho đến nay mới chỉ có 60 nút có hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu. Lòng đường hẹp, 88% đường phố trong nội thành có chiều rộng từ 7- 11 m, chỉ có 12% đường có chiều rộng trên 12 m. Tỉ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn rất thấp, chiếm khoảng 8% trong đó giao thông tĩnh chiếm 1%.
Chỉ tiêu
Quận
Diện tích (km2)
Dân số (103 người)
Chiều dài đường (km2)
Diện tích đường (km2)
Tỉ lệ so với diện tích nội đô (%)
Mật độ đường
Ba Đình
9,09
204,60
51,603
0,685
7,53
1,2
Hoàn Kiếm
4,50
177,59
61,386
1,029
22,87
2,17
Hai Bà Trưng
13,00
317,75
46,46
0,849
6,52
0,72
Đống Đa
5,97
232,14
23,85
0,441
7,4
0,64
Tây Hồ
20,43
69,00
15,67
0,105
0,51
0,42
Cầu Giấy
8,87
288,02
61,35
0,87
9,8
1,21
Thanh Xuân
9,13
117,86
15,83
0,47
5,2
0,48
Tổng số
70,99
1406,96
276,14
4,89
6,1
0,87
Bảng 2.2. Hiện trạng đường phố 7 quận nội thành- Hà Nội
(Nguồn: Đề tài nghiên cứu Nhà nước mã số KHCN 10-02-1999)
b. Về nhu cầu đi lại và phương tiện
* Đặc điểm nhu cầu đi lại ở Hà Nội
Theo kết quả của cuộc điều tra phỏng vấn hộ gia đình 3-1995 (Dự án VUTAP, Sở GTCC-SIDA), hệ số đi lại của người dân Hà Nội khoảng 2 chuyến/người/ngày.
Xét sự phân bố dòng giao thông theo thời gian Hà Nội hiện có hai cao điểm sáng và chiều (từ 6h30 - 8h và từ 16h30 đến 18 h). Hệ số giờ cao điểm sáng là 22,7% tổng số chuyến đi.
* Tình hình phương tiện đi lại
Hà Nội hiện có khoảng trên 40.000 xe ô tô con các loại (trong đó taxi khoảng 2000 xe). Trên 900.000 xe máy, 250 xe lambro, 1150 xe bông sen, 6000 xích lô, 1 triệu xe đạp, khoảng 350 xe bus các loại. Ô tô tăng từ 10- 15%/năm, xe máy 20-25%/năm riêng xe đạp đã bão hoà và có xu hướng giảm.
Kết quả điều tra cơ cấu phương tiện đi lại ở Hà Nội như sau VTHKCC đáp ứng 5% nhu cầu đi lại, 95% là phương tiện khác. Như vậy phục vụ cho việc đi lại của nhân dân thành phố chủ yếu dựa vào phương tiện vận tải cá nhân là xe đạp, xe máy chiếm trên 90%.
2. Về mạng lưới tuyến xe bus
Hệ thống VTHKCC ở Hà Nội trước đây gồm xe điện bánh sắt (tram way), xe điện bánh hai (Trolleybus) và ô tô bus. Tramway được xây dựng từ đầu thế kỷ với 4 tuyến có tổng chiều dài 31,5 km bao gồm Bờ Hồ- Hà Đông- Bưởi- Mơ, Yên Phụ- Vọng; Bờ Hồ- Cầu Giấy.
Từ năm 1996 trước chủ trương "Ưu tiên phát triển VTHKCC bằng xe bus" của chính phủ và UBND thành phố có nhiều đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia vận chuyển xe bus công cộng ở Hà Nội. Đến đầu năm 2000 đã có ba đơn vị tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus đó là: Công ty xe bus, Công ty xe điện Hà Nội và xí nghiệp xe bus 10-10 thuộc công ty xe khách Nam. Mạng lưới tuyến xe bus Hà Nội đã phát triển lên 31 tuyến với tổng chiều dài 400 km, đạt sản lượng vận chuyển trên 12 triệu lượt hành khách/năm đáp ứng được 3% nhu cầu đi lại trong nội thành (danh sách và lộ trình cụ thể của 31 tuyến xe bus được trình bày trong phụ lục).
3. Về phương tiện xe bus Hà Nội
Tổng số xe bus ở Hà Nội hiện nay là 334 xe tuy nhiên trên tuyến chỉ có 245 xe, còn lại là các xe hoạt động theo hợp đồng đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh, hay tham gia kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Đoàn xe bus Hà Nội hiện nay chủ yếu là xe cũ (số lượng, chất lượng và chủng loại phương tiện được thể hiện ở bảng 2.3)
Trong tổng số xe bus Hà Nội, chỉ có loại xe Karosa và Renault là hai loại phù hợp với yêu cầu của VTHKCC trong thành phố. Các loại xe khác như Paz, W50 có thiết kế không phù hợp với vận tải hành khách trong đô thị. Tuy nhiên hai loại Karosa và Renault đã khai thác trên 20 năm, chất lượng xe đã xuống cấp nghiêm trọng, bên cạnh đó 2 loại xe này đều có nguồn gốc từ châu Âu do vậy thiết kế xe nhìn chung chưa phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Cho nên, việc cải tạo và dần dần thay thế nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status