Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thủ Thiêm - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
1.1.1. Khái niệm về đầu tư.
1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động có định hướng của con người, bỏ ra một lượng tài nguyên hay vốn sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được một mục đích nào đó.
1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư được tiến hành bằng cách xây dựng các tài sản cố định.
Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu đựơc kết quả từ việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định. Như vậy quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chính là toàn bộ quá trình hoạt động để chuyển vốn đầu tư từ dạng tiền sang dạng tài sản phục vụ mục đích đầu tư, tạo ra các tài sản cố định có năng lực sản xuất hay phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư.
Khác với kết quả của đầu tư nói chung, lợi ích thu đựơc dưới các hình thức đầu tư khác nhau, kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo ra dưới dạng vật chất.
1.1.1.3. Mục đích của việc đầu tư.
Mục đích của đầu tư thể hiện mục đích của chủ đầu tư là thông qua hoạt động đầu tư để thu được một số lợi ích nào đó.
Xét về mặt lợi ích thì mục đích của việc đầu tư được thể hiện trên các khía cạnh sau:
• Lợi ích kinh tế - tài chính.
• Lợi ích kinh tế - chính trị.
• Lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, lợi ích trong ngành, lợi ích ngoài ngành.
• Lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
Nếu chủ đầu tư là tư nhân hay tổ chức sản xuất kinh doanh thì mục đích của đầu tư là mang lại lợi ích kinh tế. Nếu chủ đầu tư là Nhà nước thì lợi ích kinh tế xã - hội chính là mục đích của việc đầu tư; đôi khi mục đích đầu tư lấy lợi ích xã hội là mục đích chính.
1.1.2. Phân loại đầu tư.
Có nhiều cách phân loại đầu tư. Ở đây nhằm phục vụ cho việc quản trị dự án đầu tư, cần quan tâm đến các loại đầu tư sau:
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là một chủ thể.
1.1.2.3. Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
1.1.2.4. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Là đầu tư trực tiếp của người nước ngoài tại Việt Nam, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kì tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo luật định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.1.2.5. Đầu tư mới: Là đầu tư để xây dựng các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có mà phát triển lên.
1.1.2.6. Đầu tư theo chiều sâu: Là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hoá, hiện đại hoá, mở rộng các đối tượng hiện có.
1.1.2.7. Đầu tư phát triển: Là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hay cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng tr ong việc tái sản xuất mở rộng.
1.1.2.8. Đầu tư dịch chuyển: Là đầu tư trực tiếp nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản, đầu tư dịch chuyển không làm gia tăng giá trị tài sản. Đầu tư này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái,… hỗ trợ cho đầu tư phát triển.


Due0Vte07Fvjf8d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status