Một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất tại Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất tại Hà Nội



Có hai hệ thống quy hoạch phát triển khác nhau tại Indo: “quy hoạchvùng” và “quy hoạch mặt bằng”. Mặc dù những hệ thống này là riêng rẽ nhưng chúng có mối liên hệ với nhau.
Cả hai chức năng “quy hoạch ngành” và “quy hoạch mặt bằng” đều được thự hiện bởi 3 cấp chính quyền: trung ương, vùng hay tỉnh và đại phương. Mỗi lọai quy hoạch gắn với một ngành cụ thể và các khía cạnh mặt bằng của mỗi lọai quy họach, đồng thời bao trùm toàn bộ khu vực hành chính thuộc thẩm quyền của nó.Ở cấp trung ương, quy hoạch được thực hiện trên quy mô lớn bởi uỷ ban quy hoạch phát triển quốc gia hay Bandan Perencanaan Pembanguna Natinonal (Bappenas) và các sở thuộc ngành. Quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia đựơc xây dựng thông qua một sắc lệnh tổng thống. Đây là cơ quan liên ngành và chức năng chính của nó là xây dựng chính sách phát triển. Cơ quan này do Bộ trưởng Nhà nước về quy họach phát triển quốc gia làm chủ tịch đồng thời cũng là người đứng đầu Bappenas.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đó vì chiến tranh đã phải dừng lại.
Những năm 1986 – 1993 Hà Nội phát triển mạnh thị trường kinh doanh BĐS nhà đất cả bằng việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi nhà và đất trong khuôn viên mà giá trị chủ yếu vẫn quan niệm là giá trị nhà. Giá trị đất được ẩn trong đó và lúc này mới được bán nhà xây thô hay nhà hoàn thiện, đất phần lớn do Nhà nước cấp, giao. Thị trường nhà đất chưa được Nhà nước công nhận và sự trao đổi mua bán diễn ra rất ít. Nó bị khống chế bởi cơ quan quản lý đất đai và sự am hiểu về kinh tế thị trường còn hạn chế. Cơ chế quản lý đất: “Đất đai là thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý theo kế hoạch chung”. Năm 1991 Nghị quýêt Đại hội Đảng lần thứ 7 thông qua cương lĩnh chính trị tiếp tục khẳng định đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trong bối cảnh đó chức năng động và bắt kịp chủ trương, các thành phần kinh tế trong thành phố phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về đất tăng.
Sau năm 1993 đến nay, nhờ có những luật mới (đặc biệt là luật đất đai ban hành ngày 14/7/1993) và nhiều chính sách cơ chế mới trong đó đã công nhận quyền sử dụng đất của người dân đã tạo thuận lợi, thị trường BĐS – nhà đất đã được đà phát triển mạnh, hình thành một thị trường rộng lớn, rất đa dạng với nhiều loại hình kinh doanh và nhiều lọai hình sản phẩm. Từ bán nền nhà có hạ tầng đến bán móng nhà, bán nhà xây thô và bán nhà hoàn thiện. Tài chính cho phát triển kinh doanh nhà được huy động từ nhiều nguồn cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Vì vậy khối lượng nhà đất đưa vào thị trường kinh doanh lên đến hàng chục vạn m2, thuế phí nhà mà thu được từ kinh doanh này lên tới hàng trăm tỷ đồng/ năm. Mặt khác, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển đã làm cho nhu cầu về đất tăng nhanh. Khả năng tài chính tự có của các tầng lớp dân cư là rất lớn. Nhiều người nhanh nhạy về chính sách đất đai sẽ đầu tư vào lĩnh vực nhà đất bởi vì lợi nhuận thu được từ nó là “siêu lợi nhuận”.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực mà sự phát triển của thị trường BĐS - nhà đất mang lại cho thành phố vẫn còn tồn tại một số yếu kém như: tỷ lệ giao dịch phi chính thức cao, thị trường phát triển lộn xộn tự phát, sự mất cân đối quá lớn giữa cung và cầu, thông tin thị trường ít khó tiếp cận. Trong những năm tới mục tiêu phát triển của Hà Nội đó là tăng diện tích bình quân đầu người lên 10 m2/người, mỗi gia đình có nhà ở độc lập, quy mô mỗi căn hộ tối thiểu 2 phòng/ căn hộ, phát triển thêm 5,6 triệu m2 trong đó xây dựng các dự án nhà để bán và cho thuê là 3,5 triệu m2 diện tích nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên chức khoảng 30% (1 triệu m2), xây dựng nhà ở cho sinh viên là 100.000 m2, xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung là 100.000 m2, di dời giải toả nhà ở kênh rạch, các khu nhà ổ chuột là 2000 căn hộ (Nguồn: Chương trình phát triển nhà đô thị năm 2001 – 2005), do đó trong tương lai thị trường BĐS – nhà đất sẽ phát triển mạnh.
Chính vì vậy để thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của thị trường BDS – nhà đất việc, đề ra một hệ thống các giải pháp toàn diện và đồng bộ là vấn đề mang tính thời sự và bức xúc.
Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại hình thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường năng động, có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng hiện nay chưa có hay còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường BĐS, thị trường khoa học công nghệ”.
Tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 Thủ tướng đã giao cho Bộ xây dựng chủ trì cùng một số bộ ngành liên quan xây dựng để án: “Thúc đẩy hình thành phát triển thị trường BĐS – nhà đất”
Đứng trên góc độ nền kinh tế thị trường, nước ta là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đang triển khai công cuộc cải cách hành chính Nhà nước, có thể tìm biện pháp thúc đẩy thị trường BĐS – nhà đất dựa trên mô hình sau:
Kinh nghiệm nước ngoài có thể áp dụng vào Việt Nam
Lý luận thị trường BĐS
Nội dung quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS – nhà đất
Thực trạng thị trường BĐS – nhà đất
Giải pháp và lộ trình phát triển thị trường BĐS – nhà đất
Cơ sở lý luận và nhận thức
Đề xuất giải pháp và lộ trình
Xác định nội dung quản lý Nhà nước
Thể chế
Tổ chức
Cán bộ, công chức
Tài chính công
Nhận dạng và phân tích
A. Một số kinh nghiệm quản lý thị trường nhà đất tại một số nước và bài học đối với Việt Nam:
I. Một số kinh nghiệm quản lý thị trường nhà đất tại một số nước
1. Quản lý thị trường BĐS tại BANGLADESH.
Bangladesh được thành lập vào năm 1971 là một nước cộng hoà xã hội độc lập non trẻ nhất Tây Nam á. Tổng diện tích quốc gia là 143.999 km2 với dân số hiện nay trên 120 triệu. Mật độ dân số khoảng 830 người/km2, đây là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Xét về mọi phương diện kinh tế, đất là nguồn lực quý nhất tại Bangladesh.
Tốc độ đô thị hoá nhanh của Bangladesh là một hiện tượng tương đối mới. Mặc dù, chỉ có khoảng 20% tổng dân sống tại vùng đô thị (khoảng 23 triệu). Điều này đã làm cho vấn đề quản lý nhà đất trở thành vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết.
ở đây có thể nêu một số mặt trong quá trình quản lý đất đô thị tại Bangladesh.
a. Can thiệp của khu vực nhà nước vào phát triển đô thị.
Tại Bangladesh, hầu hết đất đô thị do tư nhân sở hữu và sử dụng. Cho dù đất tư nhân hay Nhà nước là chủ sở hữu, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc quản lý và phát triển đất đô thị.
Các cơ quan và Nhà nước xây dựng và thông qua chính sách đất để sắp xếp, chỉ đạo và điều phối các hoạt động sau:
Quyền sở hữu, hưởng dụng và chuyển giao đất.
Định giá và đánh giá BĐS.
Kiểm soát sử dụng đất.
Chỉnh đốn chuyển nhượng và lưu thông.
Quy định thủ tục hành chính và dịch vụ về đất đô thị.
Cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội.
Quy định về tài chính, tiêu dùng đối với phát triển và đầu tư BĐS.
Xây dựng những dự án phát triển đất cho những mục đích sử dụng đặc thù.
Thông tin đất đai.
Đào tạo bồi dưỡng nhân lực chuyên nghiệp và lành nghề.
Quy định các quyền sử dụng đất của Nhà nước.
- Với 12 nội dung trên, có thể phân thành những nhóm hoạt động chính sau đây:
Can thiệp định hướng quy hoạch
Can thiệp liên quan đến vấn đề phát triển.
Can thiệp điều chỉnh.
Can...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status