Đặc điểm nguồn nhân lực xuất khẩu lao động – giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Đặc điểm nguồn nhân lực xuất khẩu lao động – giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này



MỤC LỤC
 
A. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1) Khái niệm
2) Nội dung
B- ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1)Số lượng:
2)Chất lượng
3) Phân bổ:
4)Tỉ lệ việc làm
C-CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu
2. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

môn kỹ thuật.
B- ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Số lượng:
Là một đất nước có dân số trẻ với hơn 84 triệu dân, nguồn lực lao động dồi dào cộng với chi phí nhân công rẻ, thị trường lao động Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Theo thống kê, năm 2006 số người trong độ tuổi lao động của cả nước là 43,44 triệu, trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 47%. Mục tiêu đề ra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ 2006 đến năm 2010 đảm bảo và tạo việc làm cho 49,5 triệu lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. Cụ thể, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52-1,6 triệu lao động. Điều này đặt ra một thách thức to lớn cho các nhà quản lý.
Trong khi đó, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giới hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050. Ở các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, giới phân tích thị trường việc làm cho rằng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá gia tăng cùng với việc thiếu lao động trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã di chuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, xuất phát trên hai mặt cung - cầu, xuất khẩu lao động được xem như một bước đi đúng đắn góp phần giải quyết gánh nặng việc làm trong nước đồng thời đem lại nguồn thu cho cá nhân người lao động và cho xã hội. Theo xu hướng này,
trong những năm qua, Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đã thu được những thành tựu khả quan.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có 500 nghìn lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Chỉ tính riêng năm 2006, số lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 78.885 lao động, bằng 105% so với chỉ tiêu, vượt 12% so với 2005; trong đó, đưa sang thị trường Malaysia nhiều nhất: 37.950 người, tiếp đến là Đài Loan: 14.120 người, Hàn Quốc: 10.500 người, Nhật Bản: gần 5.400 người. Hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Song song với việc giữ vững các thị trường truyền thống, Việt Nam đã mở rộng thị phần tại một số thị trường như, tại Trung Đông, hiện có khoảng 3.000 lao động làm việc ở các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất, gần 2.000 lao động làm việc tại Ca-ta. Đồng thời, Việt Nam đang triển khai kế hoạch đưa lao động sang Ả-rập Xê-út. Đặc biệt, nhằm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với yêu cầu của nhiều loại thị trường, chúng ta đã đầu tư nghiên cứu thí điểm đưa lao động sang một số thị trường mới như Canada, Macao, Australia, Hoa Kỳ…
Với thành công của năm 2006, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2007, phấn đấu đưa 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời đặt ra kế hoạch từ 2007 đến năm 2010 đưa khoảng 32 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng tỷ lệ lao động có nghề trong số lao động xuất khẩu lên 65% vào năm 2010. Thực hiện được kế hoạch này sẽ cho phép giải quyết việc làm của một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động mỗi năm.
Năm 2009, Việt Nam đưa gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 12/2009 là 7.241 người. Như vậy, tổng số lao động đưa đi từ đầu năm đến nay gần 75.000 người, đạt 83 % kế hoạch năm 2009, trong đó Đài Loan 21.677 người; Hàn Quốc 7.578 người; Nhật Bản 5.456 người; Malaysia 2.792 người; Lào 9.070 người; UAE 4.733 người, Libya 5.241 người, Macao 3.275 người, Cộng hoà Síp 1.504 người, còn lại là các thị trường khác.
2)Chất lượng :
Lao động xuất khẩu là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các công ty, tổ chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác.
Chất lượng lao động xuất khẩu được hiểu là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của người lao động xuất khẩu. Cụ thể ở đây chất lượng lao động xuất khẩu được đánh giá bởi các tiêu chí sau:
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn:
Các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc của người lao động.
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
Hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác
Phẩm chất người lao động:
bao gồm tác phong lao động, ý thức kỷ luật, khả năng làm việc với cường độ cao, khả năng thích ứng với môi trường mới…
Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ
Chất lượng lao động xuất khẩu Nước ta về chủ yếu vẫn xuất khẩu lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Năm
Số LĐ xuất khẩu (người)
Tỷ lệ có nghề (%)
1998
12 240
39.9
2003
75 000
16.17
2004
68 000
< 20
2005
70 407
2006
78 855
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có nghề trước khi đi xuất khẩu lao động
Trong đó tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ nhà nước cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong giai
đoạn 2000-2005, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 43.69% trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ có 13.72%.
Những lao động đã qua đào tạo chất lượng cũng chưa cao, đa số chỉ đáp ứng được những công việc giản đơn, chưa tập trung vào đào tạo lao động kỹ thuật cao. Trình độ ngoại ngữ của đa số lao động còn yếu dẫn tới những sự cố như hiểu lầm, xung đột trong quan hệ chủ - thợ và hạn chế trong việc giao tiếp, trao đổi, tiếp thu kiến thức mới tại nơi tiếp nhận lao động xuất khẩu.
Về phẩm chất, ý thức kỷ luật
* Ưu điểm
Lao động xuất khẩu nước ta tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó, trình độ văn hóa khá, nhiều lao động đã chủ động học ngoại ngữ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu về văn hóa pháp luật, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đi làm việc
* Hạn chế
Lao động đi xuất khẩu phần đông là lao động từ các vùng nông thôn và hoạt động trong nông nghiệp nên tác phong làm việc, tập quán suy nghĩ và hành động còn nhiều điểm chưa phù hợp với môi trường làm việc tiên tiến ở các nước tiếp nhận lao động. Về mặt thể lực còn yếu so với các nước khác trong khu vực nên khả năng chịu đựng kém khi làm những công việc nặng nhọc.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và phải về nước trước thời hạn còn rất phổ biến. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2004 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản là 34% chiếm 42,1% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này,
tình hình này làm cho đối tác Nhật Bản rất ái ngại tiếp nhận lao động Vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status