Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA 2
1.1 Vài nét về nguồn vốn ODA 2
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA: 2
1.1.1.1 Khái niệm ODA: 2
1.1.1.2. Đặc điểm của ODA 3
1.1.1.3. Phân loại ODA 4
1.1.2 Tình hình chung về ODA trên thế giới 5
1.1.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển 8
1.2. Sự cần thiết của ODA đối với phát triển Nông nghiệp nông thôn các tỉnh Miền Trung 9
1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư 9
2.2 Tình trạng cùng kiệt đói ở Miền Trung 12
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung 14
2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam 14
2.1.1 Tinh hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam 14
2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam 17
2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam 17
2.1.1 Cơ cấu sử dụng ODA theo nghành, lĩnh vực tại Việt Nam 17
2.1.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam 20
2.1.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ 23
2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung 24
2.2.1. Thu hút ODA cho nông nghiệp nông thôn các tỉnh Miền trung 24
2.2.2.Thu hút ODA cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo lĩnh vực 29
2.3 Sử dụng ODA trong phát triển NN&PTNT của các tinh Miền Trung 37
2.3.1 Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực 37
2.3 Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút và sử dụng ODA cho NN&PTNT các tỉnh Miền Trung 45
2.3.1 Kết quả phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp và nông thôn 45
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 46
2.2.3 Thu hút cho nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung theo các nhà tài trợ 36
2.3.2.1 Tốc độ giải ngân chậm 46
2.3.2.2 Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý vốn ODA còn nhiều bất cập 47
2.3.2.3 Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng 47
2.3.2.4 Hạn chế trong công tác đấu thầu 47
2.3.2.5 Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý 48
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 49
3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KÌ 2010-2015 49
3.1.1 Chính sách thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kì 2010-2015 49
3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN & PTNT thời kì 2006-2010 51
3.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN & PTNT thời kì 2010-2015 51
3.1.2.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trongNN &PTNT thời kì 2006-2010 52
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NN & PTNT 55
3.2.1.Nhóm các giải pháp chung để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả 55
3.2.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA 55
3.2.1.2. Hài hòa thủ tục pháp lý của Việt Nam với chính sách và hoạt động của nhà tài trợ 56
3.2.1.3. Tạo ra khung pháp lý thống nhất và hài hòa trogn việc quản lý va sử dụng ODA. 57
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả cho ngành NN &PTNT 58
3.3.2.1. Tăng cường vận động ODA cho NN & PTNT theo các vùng, các lĩnh vực để phối hợp tốt hơn các nguồn lực. 58
3.3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và công khai về ODA cho NN&PTNT. 59
KẾT LUẬN 68
LỜI MỞ ĐẦU

Gần 70% dân số Việt Nam là dân số ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất truyền thống, ít sử dụng máy móc và công nghệ mới. Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như giải quyết phần lớn nguồn lao động ở nông thôn. Do đó, đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết. Sự đầu tư này không chỉ tác động tới ngành nông nghiệp mà còn tác động tới tất cả các ngành trogn nền kinh tế. Trong thời gian qua các nguồn vốn dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại những lợi ích to lớn trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA. Các chương trình, dự án ODA đẫ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho nhiều vùng đặc biệt là vùng sâu, vung xa. Tuy nhiên việc quản lý nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập cần giải quyết.
Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung”. Những nội dung cụ thể của đề tài được trình bày và phân tích qua hai phần sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào NN&PTNT các tỉnh Miền Trung
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung


Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA

1.1 Vài nét về nguồn vốn ODA
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA:
1.1.1.1 Khái niệm ODA:
- Sự hình thành ODA trên thế giới:
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận vì sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hay cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Tháng 7 năm 1944, tại Bretton Woods bang Hampshire (Hoa Kỳ), Hội nghị tài chính tiền tệ đã ra quyết định thành lập tổ chức tài chính Quốc tế – Ngân hàng thế giới ( WB ). Mục tiêu của WB là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ và đầu tư tại các nước. Và thông qua kế hoạch Marshall thưc hiện viện trợ ồ ạt cho các nước Tây Âu với tên gọi là khoản “ hỗ trợ phát triển chính thức” nhằm phục hối nền kinh tế Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II.
- Khái niệm ODA:
Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hay tín dụng ưu đãi cho các chính phủ, các tổ chức phi Chính Phủ (NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia đó phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội.
Như vậy, cùng với tín dụng thương mại ngân hàng, tín dụng tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì ODA là một trong những dòng vốn chủ yếu chảy vào các nước đang và chậm phát triển.Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.Nếu một nước không nhận được mức ODA đủ nức cần thiết đế cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thì khó có cơ hội để thu hut vốn FDI cũng như vay vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh.Nhưng ngược lại chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn vốn tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất và dịch vụ, sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ lại vốn ODA.

1.1.1.2. Đặc điểm của ODA
Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi.
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả lại chưa trả nợ gốc).Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước vay.
Thông thường, ODA có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. “Thành tố hỗ trợ được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế.
Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện đó là nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỉ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói cùng kiệt thì sự ưu đãi này sẽ giảm đi.

sBN22ZgTwEhuCkQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status